Thủ tục thay đổi loại tài sản góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện góp vốn khi thành lập doanh nghiệp, công ty đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không là ngoại lệ. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên muốn thay đổi loại tài sản góp vốn thành lập công ty.

Luật Thành Đô xin gửi tới khách hàng những quy định về thủ tục thay đổi loại tài sản góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hiện nay.

I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THỦ TỤC THAY ĐỔI LOẠI TÀI TÀI SẢN GÓP VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

Các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này bao gồm:

- Luật Doanh nghiệp năm 2020

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN GÓP VỐN KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

2.1. Các loại tài sản góp vốn khi thành lập công ty

Trước khi tìm hiểu thủ tục thay đổi loại tài sản góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, khách hàng nên tìm hiểu có những loại tài sản nào được pháp luật cho phép làm tài sản góp vốn khi thành lập công ty.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, tài sản góp vốn có thể bao gồm các loại tài sản sau:

- Đồng Việt Nam

- Ngoại tệ tự do chuyển đổi

- Vàng

- Giá trị quyền sử dụng đất

- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật

Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm: Quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Lưu ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

- Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2.2. Thực hiện góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tài sản, chủ sở hữu công ty thực hiện góp vốn thành lập công ty theo những điều đã cam kết và ghi trong Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.

III. THỦ TỤC THAY ĐỔI LOẠI TÀI SẢN GÓP VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

Khi thành lập công ty, chủ sở hữu công ty có trách nhiệm góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay pháp luật chỉ có quy định thay đổi loại tài sản góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Như vậy, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn khó có thể thay đổi loại tài sản góp vốn thành lập công ty.

Trong trường hợp không góp đủ vốn điều lệ, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn phải làm thủ đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ (cụ thể là giảm vốn điều lệ) tương ứng với trường hợp: Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 74 của Luật Doanh nghiệp. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Trường hp đăng ký thay đổi vốn Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một  thành viên, khách hàng cần chuẩn bị quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty. Trong quyết định cần nêu rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty.

Trường hợp công ty muốn tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

- Công ty cổ phần

Tiếp theo, công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ.

Trên đây là toàn bộ phân tích, tư vấn của Luật Thành Đô về thủ tục thay đổi loại tài sản góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trong trường hợp còn vướng mắc, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận