Phân biệt công ty xuất khẩu lao động thật giả chỉ trong 1 phút

Hiện nay, doanh nghiệp ma gắn mác xuất khẩu lao động để tư vấn và tuyển dụng người lao động đang có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài đang xảy ra tràn lan, khiến rất nhiều người lao động bị sập bẫy, vỡ mộng đổi đời.

Nhận thấy đây là một hành vi vô cùng nguy hiểm bởi lẽ những người có nhu cầu đi lao động tại nước ngoài là những người đến từ các vùng quê nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thiếu hiểu biết về mặt giấy tờ pháp lý dẫn đến bị các đối tượng xấu đánh vào tâm lý muốn đi xuất khẩu lao động để đổi đời, cải thiện cuộc sống vùng quê.

Luật Thành Đô là một đơn vị pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như phổ biến kiến thức pháp luật cho người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Chúng tôi xin gửi đến những người lao động hoặc những cá nhân, tổ chức có nhu cầu đi xuất khẩu lao động hoặc dự định hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bài viết hướng dẫn các thức Phân biệt công ty xuất khẩu lao động thật giả chỉ trong 1 phút.

Để tra cứu doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các bạn có thể thực hiện theo 05 bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của Cục Quản lý lao động ngoài nước có địa chỉ http://dolab.gov.vn để thực hiện tra cứu.

Trang chủ Cục quản lý lao động ngoài nước

Bước 2: Trên thanh công cụ, quý khách hàng tìm đến dòng chữ Doanh nghiệp XKLĐ (viết tắt của Doanh nghiệp xuất khẩu lao động) và bấm vào.

Bấm vào Doanh nghiệp XKLĐ để thực hiện tra cứu

Bước 3: Lúc này, các thông tin về các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị thu hồi giấy phép, bị phạt do vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động sẽ hiện ra tại chính giữa của website.

Trang thông tin doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Quý bạn đọc nhìn vào khung Doanh nghiệp XKLĐ ở phía tay trái màn hình, bấm vào dòng chữ Danh sách doanh nghiệp XKLĐ.

Trang tra cứu doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Bước 4: Tại ô tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp xuất khẩu lao động, quý bạn đọc nhập tên doanh nghiệp cần tra cứu. Sau đó bấm vào nút Tìm kiếm hoặc bấm phím Enter.

Nhập thông tin doanh nghiệp cần tra cứu

Thông thường, để có thể tra cứu thông tin một cách chính xác nhất, quý bạn đọc chỉ nên nhập tên thường gọi của doanh nghiệp. Ví dụ như: Đức Minh, Văn Minh, Việt Nhật, … để có thể trả về kết quả các công ty có tên gọi như vậy rồi tiến hành đối chiếu theo tên đầy đủ của doanh nghiệp để tránh việc tra cứu nhầm tên doanh nghiệp hoặc sót tên doanh nghiệp đã được cấp phép.

Lưu ý: Quý bạn đọc tránh tra cứu tên công ty xuất khẩu lao động theo cụm từ “Công ty + tên”. Ví dụ: Công ty Đức Minh, Công ty Việt Nhật, Công ty Văn Minh… bởi vì bộ lọc của trang web Cục quản lý lao động ngoài nước không thể lọc được cụm từ “Công ty + tên” mà không kèm theo loại hình công ty (cổ phần/TNHH).

Kết quả tra cứu công ty xuất khẩu lao động

Bước 5: Tiến hành đối chiếu tên đầy đủ của doanh nghiệp với các kết quả tìm kiếm tìm được. Nếu kết quả trùng khớp, quý bạn đọc có thể bấm vào tên Công ty để có thể kiểm tra các thông tin về doanh nghiệp cũng như tình trạng hoạt động của doanh nghiệp hiện tại.

Thông tin chi tiết doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Trường hợp doanh nghiệp tra cứu có tên và tình trạng Doanh nghiệp đang hoạt động thì công ty đó là công ty xuất khẩu lao động hợp pháp và đã được Cục quản lý lao động ngoài nước cấp phép. Ngược lại, trường hợp doanh nghiệp tra cứu không có tên hoặc có tên nhưng tình trạng doanh nghiệp không hoạt động/bị đình chỉ/đã bị thu hồi giấy phép là những doanh nghiệp không đủ điều kiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (đi xuất khẩu lao động).

LƯU Ý QUAN TRỌNG: Việc tra cứu doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép bởi Cục Quản lý lao động ngoài nước mà Luật Thành Đô vừa hướng dẫn trên đây chỉ là phương pháp tra cứu cơ bản nhất chứ không thể kiểm tra chính xác 100% doanh nghiệp đó có thể đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tới thị trường mà quý bạn đọc mong muốn hay không.

Trên thực tế hiện nay, tại một số thị trường xuất khẩu lao động đặc thù như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu… doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn phải thực hiện thủ tục gia nhập tổ chức OTIT (đối với thị trường Nhật Bản), giấy phép đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan (đối với thị trường Đài Loan)… Vì thế, nếu doanh nghiệp không có giấy phép này thì cũng không thể đưa người lao động đi làm việc tại nước Sở tại.

Hướng dẫn tra cứu doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Nếu quý bạn đọc đang có nhu cầu giới thiệu các công ty xuất khẩu lao động uy tín và được cấp giấy phép hợp pháp theo từng thị trường lao động mong muốn, quý bạn đọc có thể liên hệ tới Luật Thành Đô theo thông tin liên hệ dưới đây để được tư vấn và giới thiệu MIỄN PHÍ.

- Tra cứu miễn phí doanh nghiệp xuất khẩu lao động hợp pháp tới thị trường mà quý bạn đọc mong muốn: Gọi số 1900 1958, ấn phím 1.

- Giới thiệu miễn phí các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại khu vực thuận tiện nhất tới thị trường mà quý bạn đọc mong muốn: Gọi số 0919 089 888 – Luật sư Lâm Sơn.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách tra cứu doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (giấy phép xuất khẩu lao động). Hy vọng rằng với hướng dẫn này của chúng tôi, quý bạn đọc có thể lựa chọn cho mình một đơn vị uy tín để đi làm việc ở nước ngoài, cải thiện cuộc sống và mang một tương lai phát triển tốt đẹp cho quê hương Việt Nam.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận