LƯU Ý KHI THAM GIA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
- 18/07/2024
- NGUYỄN LÂM SƠN
- 0 Nhận xét
Lưu ý khi tham gia xuất khẩu lao động
Hiện nay có rất nhiều công ty lấy lý do xuất khẩu lao động nhằm lừa tiền, người lao động cần có những chú ý để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình tránh bị lừa.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 về doanh nghiệp hoạt động dịch vụ này như sau: "Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài".
Như vậy, phải xác minh kỹ xem doanh nghiệp thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có giấy phép hoạt động hay không? Giấy phép có vấn đề gì không (ví dụ giấy phép đã hết hạn, giấy phép của công ty khác …)
Thứ hai, về khoản tiền kỹ quỹ được quy định tại Điều 23 như sau:
“1. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động.
3. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; quy định thống nhất trong phạm vi cả nước mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động.”
Như vậy, khoản tiền đặt cọc (ký quỹ) của người lao động sẽ phải được thỏa thuận trực tiếp với doanh nghiệp. Nộp trực tiếp tại ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản hoặc trực tiếp với doanh nghiệp. Khi nộp cần phải có biên nhận.
Doanh nghiệp bắt buộc phải ký hợp đồng và có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài (khoản 2 Điều 27)
“a) Các nghĩa vụ quy định tại các điều 13, 16, 18, 23, 24, 25 và 26 của Luật này;
b) Trực tiếp tuyển chọn người lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả tuyển chọn và số lượng người lao động của địa phương đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài;
c) Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động;
đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài;
e) Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;
g) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
h) Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;
i) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật;”
Người lao động có quyền được đào tạo, ký hợp đồng, biết rõ về công việc mình sẽ được làm bên nước ngoài, mực lương, bảo lãnh và bồi thường.
Mọi thắc mắc xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty Luật Thành Đô
GĐ-LS: Nguyễn Lâm Sơn
ĐT: 04.6680.6683 / 0982.976.486 Hotline: 0982.976.486 Fax: 04.6680.6683
Email: luatthanhdo@gmail.com
THÔNG TIN LIÊN HỆ Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN Hotline: 0919 089 888 Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn Website: www.luatthanhdo.com.vn |
Bình luận