Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay còn được gọi là Giấy phép đầu tư là văn bản ghi nhận thông tin đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư về dự án đầu tư tại Việt Nam. Trước khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, nhà đầu tư phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp Giấy phép đầu tư. Để các nhà đầu tư nắm được các quy định của pháp luật Việt Nam về trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết Giấy phép đầu tư nước ngoài nhằm mang đến cái nhìn cơ bản nhất về điều kiện, thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư cũng như hoạt động đầu tư tại Việt Nam hiện nay.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật đầu tư số 67/2014/QH13;
- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 quy định về biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
II. ĐIỀU KIỆN XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
2.1. Các trường hợp phải xin cấp giấy phép đầu tư
Theo quy định tại điều 22 Luật đầu tư 2014 như sau:
“Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
Như vậy, mọi nhà đầu tư nước ngoài không phân biệt quốc tịch, tỷ lệ góp vốn, ngành nghề, lĩnh vực đầu tư kinh doanh…vv trước khi đầu tư tại Việt Nam đều phải xin cấp Giấy phép đầu tư.
2.2. Điều kiện xin cấp giấy phép đầu tư
Để xin cấp Giấy phép đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Có tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ phù với quy định của pháp luật
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đang hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc không cho phép nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh trong một số lĩnh vực như:
- Kinh doanh trò chơi điện tử: vốn của nhà đầu tư nước ngoài xin giấy phép đầu tư không được vượt quá 49% tổng vốn đầu tư;
- Kinh doanh dịch vụ vận tải đường thủy nội địa: vốn đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% tổng vốn đầu tư;
- Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài: nhà đầu tư nước ngoài không được kinh doanh trong lĩnh vực này hay nói cách khác nhà đầu tư nước ngoài không thể xin cấp giấy phép đầu tư cho lĩnh vực này;
Theo đó, khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải chú ý và đáp ứng tất cả các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn trong các ngành nghề/lĩnh vực mà nhà đầu tư dự kiến kinh doanh.
(2) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động và đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, pháp luật Việt Nam yêu nhà đầu tư nước ngoài khi xin giấy phép đầu tư phải đáp ứng một số điều kiện về hình thức đầu tư, đối tác đầu tư và phạm vi hoạt động. Ví dụ như: nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư kinh doanh phải liên doanh, hợp tác với một nhà đầu tư của Việt Nam; đối tác tại Việt Nam phải có chứng chỉ, giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực mà nhà đầu tư dự kiến kinh doanh; hoặc khi kinh doanh tổ chức kinh tế do Nhà đầu tư thành lập chỉ được cung dịch vụ trong một phạm vi nhất định…vv.
Như vậy, Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên mới được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam xem xét để cấp Giấy phép đầu tư.
2.3. Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư
Theo quy định của pháp luật về đầu tư, hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
(1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT);
(2) Đề xuất dự án đầu tư:
Văn bản đề xuất dự án đầu tư trong hồ sơ xin giấy phép đầu tư phải có các nội dung chủ yếu sau: thông tin của nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; (Văn bản đề xuất dự án đầu tư thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT)
(3) Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức trong hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư;
(4) Bản sao có chứng thực một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư khi thực hiện xin giấy phép đầu tư;
(5) Xác nhận số dư tài khoản của nhà đầu tư;
(6) Bản sao có chứng thực thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
(7) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
(8) Bản sao có chứng thực Hợp đồng BCC đối với dự án hoạt động theo hình thức hợp tác kinh doanh;
2.4. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư
Để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư, nhà đầu tư thực hiện theo trình tự và thủ tục như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư (bao gồm các tài liệu mà Luật Thành Đô đã tổng hợp và phân tích bên trên) và nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư là:
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với các dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính đối với các dự án đầu tư thực hiện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố hoặc các dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ đồng thời tiến hành thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan đăng ký đầu tư có thể lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý chuyên ngành đối với các trường hợp nhà đầu tư đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực mà Việt Nam chưa cam kết hoặc không có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Trường hợp, hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư cần sửa đổi, bổ sung hoặc cần phải giải trình để làm rõ các điều kiện đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi thông báo bằng văn bản tới nhà đầu tư để nhà đầu tư biết và tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc giải trình hồ sơ theo hướng dẫn của Cơ quan đăng ký đầu tư.
Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành cấp Giấy phép đầu tư đối với các trường hợp hồ sơ của nhà đầu tư đã hợp lệ và không cần sửa đổi bổ sung hồ sơ.
III. DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ CỦA LUẬT THÀNH ĐÔ
Nhằm tích kiệm thời gian, chi phí và phù hợp với điều kiện của từng nhà đầu tư, Luật Thành Đô hiện nay đang cung cấp các gói dịch vụ xin cấp Giấy phép đầu tư và tư vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động của nhà đầu tư trước và sau khi được cấp phép đầu tư như sau:
3.1. Dịch vụ xin cấp giấy phép đầu tư trọn gói
Trong gói dịch vụ này, Luật Thành Đô sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc có liên quan đến việc xin cấp Giấy phép đầu tư.
- Xây dựng bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư hoàn chỉnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Phối hợp với Quý khách trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị các tài liệu có liên quan.
- Đại diện Quý khách liên hệ và làm việc với Cơ quan đăng ký đầu tư trong suốt quá trình nộp, sửa đổi, bổ sung, giải trình và nhận Giấy phép đầu tư.
- Hỗ trợ Quý khách trong các vấn đề pháp lý khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Quý khách trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật Thành Đô hoàn thành thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư.
3.2. Dịch vụ soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư
Khi sử dụng dịch vụ này, Quý khách sẽ được:
- Luật Thành Đô tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc có liên quan đến thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư.
- Luật Thành Đô sẽ xây dựng và bàn giao cho Quý khách bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư hoàn chỉnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành;
- Luật Thành Đô sẽ hướng dẫn, phối hợp với Quý khách để hoàn thiện hồ sơ.
- Phối hợp với Quý khách trong quá trình Quý khách sửa đổi, bổ sung và giải trình hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư (nếu có)
3.3. Tư vấn miễn phí về thủ tục xin giấy phép đầu tư và các hoạt động trước và sau khi được cấp giấy phép đầu tư
Trong gói dịch vụ này, Luật Thành Đô sẽ tư vấn miễn phí cho Quý hàng các nội dung dưới đây:
- Các điều kiện cần phải đáp ứng khi xin cấp phép Giấy phép đầu tư.
- Hướng dẫn Quý khách chuẩn bị một số tài liệu có liên quan.
- Hướng dẫn Quý khách trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư.
Trên đây là toàn bộ tư vấn và những vấn đề cơ bản nhất của thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài dành cho Quý khách hàng là nhà đầu tư đang có nhu cầu đầu tư tại Việt Nam. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm các bài viết về Giấy phép đầu tư tại chuyên mục Tư vấn đầu tư của Luật Thành Đô hoặc có thể liên hệ với Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn miễn phí các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư.
Bình luận