Quy định pháp luật về cách đặt tên doanh nghiệp

Đặt tên cho doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng mà các chủ sở hữu công ty cần lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đặt tên không chỉ phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của các chủ sở hữu mà còn phải phù hợp với quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành bởi theo luật cách đặt tên cũng có những hạn chế nhất định. Với mục đích giới thiệu tới Quý doanh nghiệp quy định pháp luật liên quan đến tên doanh nghiệp, Luật Thành Đô trân trọng gửi tới Quý doanh nghiệp bài viết: “Quy định pháp luật về cách đặt tên doanh nghiệp” để Quý doanh nghiệp tham khảo.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ THAM CHIẾU

1. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13;

2. Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

3. Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁCH ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP

Theo quy định pháp luật hiện hành, tên doanh nghiệp gồm có tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp.

- Đối với tên doanh nghiệp bằng Tiếng Việt, tên doanh nghiệp bằng Tiếng việt bao gồm hai thành tố theo thứ tự “ Loại hình doanh nghiệp” và “Tên riêng”. Trong đó:

+ Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu

Ví dụ: Công ty TNHH An Huy; Công ty cổ phần giáo dục Công Việt……

- Đối với tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

- Đối với tên viết tắt của doanh nghiệp, tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

III. NHỮNG ĐIỀU CẤM TRONG ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP

- Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, cụ thể như sau:

+ Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.

- Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật liên quan đến cách đặt tên doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư tận tình, giỏi chuyên môn và nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, Luật Thành Đô rất vui khi được tiếp nhận, giải đáp các vướng mắc có liên quan và luôn sẵn sàng trở thành người đồng hành của Quý khách hàng trong quá trình thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Liên quan đến thủ tục đăng ký doanh nghiệp, các dịch vụ mà Luật Thành Đô cung cấp bao gồm:

  1. Dịch vụ tư vấn, soạn thảo và chuẩn bị Hồ sơ, Quý khách tự liên hệ nộp và xử lý hồ sơ

Với dịch vụ này, Luật Thành Đô thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn và giải đáp các vướng mắc của Quý khách hàng về thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
  • Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
  • Bàn giao hồ sơ cho Khách hàng, hướng dẫn khách hàng ký hoàn thiện hồ sơ, nộp hồ sơ, chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Nếu có);
  • Phối hợp với khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Phí dịch vụ: Quý khách vui lòng liên hệ với công ty Luật Thành Đô để có giá dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất.

  1. Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp nhanh

Với loại dịch vụ này, Luật Thành Đô sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ đối với thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho Quý khách (từ khâu thu thập thông tin, soạn hồ sơ, nộp hồ sơ, liên hệ xử lý hồ sơ đến khi khách hàng nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp).

Với dịch vụ này, Luật Thành Đô thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn phương án và giải đáp các vướng mắc của Quý khách hàng liên quan đến thủ tục trước, trong và sau đăng ký doanh nghiệp;
  • Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và liên hệ xử lý, chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, giải trình và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đạt được kết quả.

Tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng, Luật Thành Đô sẽ tư vấn và cung cấp nhiều gói dịch vụ thay đổi đăng ký doanh nghiệp nhanh tương đương với các thời hạn hoàn thành dịch vụ khác nhau. Vì vậy, Quý khách vui lòng liên hệ với công ty Luật Thành Đô để có giá dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất.

Bài viết cùng chủ đề:

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

  1. Dịch vụ tư vấn đăng ký doanh nghiệp miễn phí

Khi Quý khách hàng có nhu cầu tự thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Luật Thành Đô sẵn sàng tư vấn hoàn toàn miễn phí, có thể hỗ trợ và phối hợp với khách hàng trong quá trình làm thủ tục, bao gồm:

  • Tư vấn thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
  • Trình tự thực hiện;
  • Hồ sơ cần chuẩn bị;
  • Cách thức tiến hành…

Trân trọng./.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận