Tiêu chuẩn của người lãnh đạo hoạt động xuất khẩu lao động theo nghị định 38/2020/NĐ-CP

Dự thảo sửa đổi Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Sau đây gọi tắt là “Dự thảo Luật”) được Chính Phủ trình Quốc hội đã đặt ra khá nhiều thay đổi và mang tính ràng buộc chặt chẽ trong các tiêu chuẩn đối với người lãnh đạo xuất khẩu lao động. Như vậy so với quy định hiện tại trong Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 (Sau đây gọi tắt là “Luật hiện hành”) thì các điều kiện đối với người lãnh đạo xuất khẩu lao động trong Dự thảo Luật thể hiện sự khắt khe hơn nhiều. Các nội dung chi tiết sẽ được Luật Thành Đô phân tích trong bài viết Tiêu chuẩn của người lãnh đạo hoạt động xuất khẩu lao động theo dự thảo luật mới để thông tin đến Quý doanh nghiệp và Quý bạn đọc.

 

I. TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THEO DỰ THẢO LUẬT MỚI

Theo quy định của Dự thảo Luật, người lãnh đạo xuất khẩu lao động phải đáp ứng điều kiện:

(1) Là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

(2) Là công dân Việt Nam.

(3) Trình độ từ đại học trở lên.

(4) Không có án tích về tội xâm phạm an ninh quốc gia.

(5) Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

(6) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm. 

Theo đó, giấy tờ, tài liệu chứng minh người lãnh đạo hoạt động xuất khẩu lao động đủ điều kiện phải nộp kèm hồ sơ đề nghị cấp phép gồm:

- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 để chứng minh nhân thân (không có án tích).

- Xác nhận tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh xuất khẩu lao động hoặc dịch vụ việc làm (Bản kê khai kinh nghiệm; Hợp đồng lao động tại đơn vị cũ; Quyết định bổ nhiệm chức vụ nếu có).

- Giấy tờ cá nhân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương; Chứng chỉ ngoại ngữ nếu có.

II. TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HIỆN HÀNH

Trong khi đó, Luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định tiêu chuẩn đối với người lãnh đạo xuất khẩu lao động như sau:

(1’) Có trình độ từ đại học trở lên;

(2’) Có lý lịch rõ ràng;

(3’) Có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

(4’) Không phải là người đang bị xử lý hình thức kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hoặc là người đã giữ vị trí lãnh đạo điều hành bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại những doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi giấy phép do vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Như vậy, so với quy định của pháp luật hiện hành thì Dự thảo Luật đặt ra các tiêu chuẩn đối với người lãnh đạo xuất khẩu lao động khắt khe hơn gồm các tiêu chí sau: (i) Là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; (ii) Là công dân Việt Nam; và đặc biệt là đòi hỏi kinh nghiệm lâu năm hơn trong lĩnh vực xuất khẩu lao động hoặc dịch vụ việc làm – 5 năm kinh nghiệm (so với Luật hiện hành yêu cầu 3 năm kinh nghiệm). 

Bài viết cùng chủ đề:

Thành lập công ty xuất khẩu lao động theo quy định hiện hành

Ký quỹ hoạt động xuất khẩu lao động

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến yêu cầu của Quý khách. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận