XỬ PHẠT LAO ĐỘNG ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CÓ HÀNH VI BỎ TRỐN.
- 18/07/2024
- NGUYỄN LÂM SƠN
- 0 Nhận xét
Xử phạt lao động đi xuất khẩu lao động có hành vi bỏ trốn. Khi đi xuất khẩu lao động có rất nhiều người lao động có hành vi bỏ trốn như sau khi nhập cảnh không đến làm việc theo hợp đồng, đang làm việc thì bỏ ngang, đã hết thời hạn theo hợp đồng nhưng không chịu về nước. Điều này từng là vấn đề nhức nhối đối với cơ quan quản lý trong thời gian trước, tuy nhiên hiện tại đã có các quy định pháp luật chặt chẽ về vấn đề này nhằm hạn chế tình trạng nhập cảnh trái phép của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Đối với những trường hợp trên sẽ xử phạt như sau: Theo khoản 2, khoản 3 Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng “2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này; b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này; c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này.” Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự trong Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền được thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài) có thẩm quyền kiểm tra giám sát người lao động thực hiện theo hợp đồng xuất khẩu lao động đã ký kết. Nếu phát hiện hành vi vi phạm phải lập biên bản vi phạm hành chính và gửi cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, trong thời gian 30 ngày kể từ khi lập biên bản vi phạm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 02 ngày từ ngày có quyết định xử phạt, quyết định được gửi đến người vi phạm hoặc thân nhân của người vi phạm trong trường hợp không xác định được địa chỉ chính xác của người vi phạm. Người vi phạm tự nguyện nộp phạt hoặc bị cưỡng chế thi hành theo quyết định xử phạt (Thông tư liên tịch Số: 32/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNG) Người lao động sẽ bị phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng, bị buộc về nước và cấm tiếp tục xuất khẩu lao động trong thời gian 2 hoặc 5 năm tiếp theo.
Mọi thắc mắc xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ: Công ty Luật Thành Đô GĐ-LS: Nguyễn Lâm Sơn ĐT: 04.6680.6683 / 0982.976.486 Hotline: 0982.976.486 Fax: 04.6680.6683 Email: luatthanhdo@gmail.com
|
THÔNG TIN LIÊN HỆ Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN Hotline: 0919 089 888 Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn Website: www.luatthanhdo.com.vn |
Bình luận