THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH

Nhằm mục đích mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Chi nhánh và địa điểm kinh doanh đều có chức năng tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên địa điểm kinh doanh chỉ có thể thành lập tại tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính, điều này gây hạn chế không nhỏ cho các doanh nghiệp khi muốn mở rộng quy mô tại các tỉnh/thành phố khác trên cả nước. Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh của doanh nghiệp. Thủ tục thành lập chi nhánh không quá phức tạp, tuy nhiên Quý khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu khi làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhằm đơn giải hóa thủ tục thành lập chi nhánh của doanh nghiệp, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết Thủ tục thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thủ tục thành lập chi nhánh

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

 - Luật doanh nghiệp 2020;

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;

- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Để thành lập chi nhánh của doanh nghiệp, Quý khách tiến hành theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thành lập chi nhánh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập chi nhánh gồm những tài liệu sau:

(1) Thông báo thành lập chi nhánh công ty do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

(2) Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh công ty;

(3) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh công ty.

Lưu ý:

- Đối với tên chi nhánh:

+ Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

+ Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.

+ Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh.

- Đối với ngành nghề kinh doanh của chi nhánh: Do chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh không được phép kinh doanh những ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp chủ quản chưa đăng ký kinh doanh.

- Đối với địa chỉ trụ sở chính của chi nhánh: Địa chỉ trụ sở chính của chi nhánh không được đặt tại nhà tập thể hoặc nhà chung cư.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh

Quý khách hàng tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh dự kiến đặt trụ sở chính sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập chi nhánh.

Cơ quan giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh dự kiến đặt trụ sở chính.

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Bước 3: Khắc dấu chi nhánh (nếu có nhu cầu)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau:

“1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Như vậy, pháp luật không quy định bắt buộc chi nhánh phải có con dấu riêng, thực tế trong quá trình hoạt động các chi nhánh của doanh nghiệp đa phần đều khắc dấu để thuận tiện cho quá trình hoạt động.

III. DỊCH VỤ THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA LUẬT THÀNH ĐÔ

Khi Quý khách hàng lựa chọn dịch vụ thành lập chi nhánh của Luật Thành Đô, Quý khách hàng sẽ được Luật Thành Đô cung cấp các dịch vụ sau:

- Luật Thành Đô sẽ soạn thảo, chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu cần thiết liên quan đến hồ sơ thành lập chi nhánh. Quý khách phối hợp với Luật Thành Đô cung cấp các thông tin có liên quan phục vụ cho việc chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh.

- Luật Thành Đô thay mặt Quý khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, sửa hồ sơ (nếu có) và nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Tiến hành khắc dấu của chi nhánh.

- Hỗ trợ, và tư vấn cho chi nhánh về các thủ tục kê khai thuế ban đầu. Hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý khác trong quá trình chi nhánh hoạt động.

Trên đây là toàn bộ thủ tục Quý khách hàng cần phải thực hiện khi tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh. Mọi vướng mắc pháp lý cần tư vấn xin vui lòng liên hệ với luật sư của Công ty Luật Thành Đô để được giải đáp miễn phí.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận