Các vấn đề liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2017 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu lao động

2. CÁC CÔNG VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XIN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

2.1. Thành lập doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2014;

2.2. Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

(Theo quy định tại khoản 1 điều 10 Luật và tại điểm 2 của phần I thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

2.2.1. Điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu lao động

- Doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định là 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng) và có đủ các điều kiện sau đây;

- Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

- Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ (theo quy định tại khoản 1 điều 5 nghị định 126/2007/NĐ-CP thì tiền ký quỹ là 1 tỷ VNĐ) và doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

2.2.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp Luật Thành Đô cung cấp;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn theo quy định (Luật Thành Đô có thể liên hệ hỗ trợ xác nhận vốn nếu doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính);

- Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ;

- Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 126/2007/NĐ-CP Luật Thành Đô chịu trách nhiệm soạn thảo;

- Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo Bản sao bằng tốt nghiệp đại học; giấy tờ chứng minh tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động;

- Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài Luật Thành Đô tư vấn và hỗ trợ;

- Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao. Luật Thành Đô cung cấp biểu mẫu;

3. NỘP HỒ SƠ VÀ BÀN GIAO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC

3.1. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục quản lý lao động nước ngoài Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Luật Thành Đô thay mặt doanh nghiệp liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp hồ sơ nhận kết quả và bàn giao cho Khách hàng giấy phép xuất khẩu lao động.

3.2. Thời hạn cấp giấy phép xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 10 của luật này thì Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:

- Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;

- Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với doanh nghiệp không thuộc trường hợp trên.

Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

3.3. Lệ phí cấp Giấy phép xuất khẩu lao động

Lệ phí xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động theo quy định hiện hành là 05 triệu đồng.

Doanh nghiệp nộp lệ phí cấp Giấy phép tại thời điểm nhận Giấy phép.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận