Thủ tục cấp giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay

   Bảo dưỡng tàu bay là các hoạt động kiểm tra, sửa chữa, thay thế, đại tu, cải tiến hoặc sửa chữa hỏng hóc của tàu bay hoặc thiết bị tầu bay, được thực hiện từng dạng đơn lẻ hoặc kết hợp các dạng hoạt động khác nhau. Đây là hoạt động cần được tiến hành để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Kinh doanh hoạt động bảo dưỡng tàu bay là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức bảo dưỡng tàu bay cần được cấp giấy phép bởi Cục Hàng không Việt Nam trước khi tiến hành hoạt động. Để tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu kinh doanh hoạt động này, công ty Luật Thành Đô giới thiệu bài viết: “Thủ tục cấp giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay”

Thủ tục cấp giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Nghị định số 92/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

- Nghị định số 89/2019/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

- Thông tư số 11/2011/TT-BGTVT Ban hành bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay

- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 01/2011/TT-BGTVT

II. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG TÀU BAY

- Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng.

- Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng: có tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng theo quy định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

- Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam đối với tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam.

III. THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN PHÊ CHUẨN TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG TÀU BÀY

3.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn AMO bao gồm

- Đơn đề nghị phê chuẩn (theo mẫu)

- Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng;

- Liệt kê các công việc bảo dưỡng dự kiến hợp đồng thuê AMO khác thực hiện;

- Liệt kê tất cả các Giấy chứng nhận phê chuẩn AMO và năng định được cấp bởi các nhà chức trách hàng không nước ngoài;

- Thông tin bổ sung bất kỳ mà Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu.

3.2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay

Cục Hàng không Việt Nam có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay.

3.3. Trình tự cấp giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người làm đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn AMO phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp đến Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện. Ngoại trừ đơn đề nghị phải là bản gốc, các tài liệu khác có thể là bản sao.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản cho người làm đơn nếu hồ sơ bị từ chối.

Trường hợp hồ sơ được chấp nhận, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục HKVN xem xét nội dung hồ sơ, thống nhất và thông báo chính thức kế hoạch kiểm tra tổ chức AMO.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo chính thức kế hoạch kiểm tra, Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn AMO cho người làm đơn đề nghị nếu kết quả kiểm tra đáp ứng các yêu cầu, hoặc thông báo từ chối bằng văn bản, có nêu rõ lý do.

IV. NHỮNG CÔNG VIỆC TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG TÀU BAY ĐƯỢC THỰC HIỆN VÀ KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN

AMO được thực hiện các công việc sau đây trong phạm vi được phê chuẩn và phù hợp với các quy trình trong tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng của mình:

(1) Bảo dưỡng tàu bay và thiết bị tàu bay theo năng định tại địa điểm nêu rõ trên Giấy chứng nhận phê chuẩn;

(2) Bảo dưỡng tàu bay theo năng định tại địa điểm bất kỳ khi có nhu cầu do tàu bay bị hỏng;

(3) Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng được phê chuẩn theo phạm vi hoạt động của Giấy chứng nhận đối với Người khai thác tàu bay theo các quy trình đã được xác định trong tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng;

(4) Cấp xác nhận bảo dưỡng hoặc Giấy chứng nhận cho phép khai thác sau khi hoàn thành bảo dưỡng phù hợp với các giới hạn áp dụng cho AMO.

(5) AMO không được phép hợp đồng thuê dịch vụ bảo dưỡng, bảo dưỡng dự phòng, cải tiến toàn bộ đối với các sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận loại (tàu bay, động cơ, cánh quạt); không được phép cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn cho phép khai thác các sản phẩm sau khi thuê tổ chức khác thực hiện bảo dưỡng.

(6) AMO có thể thực hiện bảo dưỡng hoặc cải tiến vật phẩm bất kỳ được phê chuẩn tại địa điểm khác căn cứ của mình, nếu:

- Công việc có thể sẽ được thực hiện như khi được thực hiện tại căn cứ của AMO và phù hợp với các yêu cầu.

- Tất cả nhân sự, trang thiết bị, vật liệu cần thiết và/hoặc các tiêu chuẩn được phê chuẩn có đủ tại địa điểm sẽ thực hiện công việc

- Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn có các quy trình điều hành công việc sẽ được thực hiện tại địa điểm khác với căn cứ của AMO.

   Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô về Thủ tục cấp giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay. Nếu còn gặp khó khăn hay có những thắc mắc cần giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới số Hotline: 0919089888 để được hỗ trợ tốt nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận