Giấy phép kinh doanh xuất khẩu lao động

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và hỗ trợ doanh nghiệp, Công ty Luật Thành Đô đã đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu lao động nói. Chúng tôi trân trọng gửi đến Quý khách hàng bài viêt tư vấn về Giấy phép kinh doanh xuất khẩu lao động.

I. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

1.1. Điều kiện về vốn pháp định

Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng. Thông thường, việc chứng minh vốn pháp định thông qua xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp đã được thành lập hay có hoạt động kinh doanh hơn một năm thì ngoài xác nhận số dư tài khoản cần phải nộp báo cáo kiểm toán.

1.2. Ký quỹ hoạt động xuất khẩu lao động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 126/2007/NĐ-CP, trước khi xin giấy phép xuất khẩu lao động, doanh nghiệp phải ký quỹ số tiền là 01 (một) tỷ đồng. Số tiền ký quỹ này sẽ bị phong tỏa trong tài khoản ngân hàng trong suốt quá trình hoạt động xuất khẩu lao động.

Các tài liệu phục vụ cho việc chứng minh hoạt động kỹ quý gồm:

- Văn bản đề nghị kỹ quỹ theo mẫu;

- Hợp đồng ký quỹ;

- Giấy xác nhận kỹ quỹ;

1.3. Xây dựng Đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần phải xây dựng Đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2007/NĐ-CP.

Đề án bao gồm những nội dung sau đây:

- Tên giao dịch, địa chỉ giao dịch, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn và cơ cấu vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp theo ủy quyền, vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp đang hoạt động).

- Phương án tổ chức bộ máy hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Dự kiến thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngành nghề đưa lao động đi, địa bàn tuyển chọn lao động.

- Phương án tuyển chọn người lao động, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài.

- Phương án tài chính để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

1.4. Xây dựng phương án tổ chức bộ máy chuyên trách hoạt động xuất khẩu lao động

Hiện nay theo quy định thì bộ máy hoạt động xuất khẩu lao động chuyên trách phải có ít nhất 9 người. Bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

- Trung tâm xuất khẩu lao động hoặc các Phòng nghiệp vụ xuất khẩu lao động;

- Trường hoặc Trung tâm đào tạo;

- Bộ phận theo dõi, quản lý lao động ngoài nước;

- Các chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (nếu có).

Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động, doanh nghiệp phải có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

1.5. Người lãnh đạo hoạt động xuất khẩu lao động

Theo quy định hiện hành, người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.

Việc xác nhận điều kiện của người lãnh đạo và điều hành hoạt động xuất khẩu lao động thông qua hồ sơ cá nhân của người đó bao gồm:

- Bằng cấp tốt nghiệp đại học trở lên;

- Sơ yếu lý lịch;

- Xác nhận năm kinh nghiệm của đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động;

- Văn bằng chứng chỉ khác nếu có.

Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu lao động

II. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

2.1. Thành lập công ty hoặc thay đổi đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 và điểm b Khoản 1 Điều 10 Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Điều 2 của Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn luật trên quy định:

- Giấy phép xuất khẩu lao động chỉ cấp cho tổ chức có tư cách pháp nhân (nghĩa là chỉ cấp phép cho Doanh nghiệp xuất khẩu lao động). Như vậy, bước đầu tiên để tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động đó là Quý khách hàng cần phải có một công ty 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam;

Nếu Quý khách hàng chưa có công ty hoặc đã có công ty nhưng lại muốn sử dụng một công ty riêng chuyên biệt làm công ty xuất khẩu lao động thì Quý khách hàng cần thành lập công ty có ngành nghề hoạt động kinh về xuất khẩu lao động.

Trong trường hợp Quý khách hàng đã có công ty, tuy nhiên chưa có ngành nghề “Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài” thì cần thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh để bổ sung ngành nghề này.

Quý khách hàng có thể tham khảo mã ngành nghề sau:

Ngành nghề “Cung ứng và quản lý nguồn lao động. Chi tiết: Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Theo quy định tại Điều 8 – Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11)”

Mã ngành: 7830.

Sau khi thực hiện xong thủ tục thành lập công ty hoặc thay đổi đăng ký kinh doanh, Quý khách mới đủ điều kiện để thực hiện các bước tiếp theo mà chúng tôi sẽ nêu sau đây.

2.2. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu;

- Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 126/2007/NĐ-CP mà Luật Thành Đô sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính 5 tỷ đồng. 

- Giấy xác nhận ký quỹ 1 tỷ đồng của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ ký quỹ Luật Thành Đô soạn thảo và hướng dẫn Quý khách thực hiện ký quỹ.

- Hồ sơ của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: CMND/CCCD; Sơ yếu lý lịch; Bằng tốt nghiệp đại học trở lên; Văn bằng/chứng chỉ khác nếu có);

- Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Luật Thành Đô chịu trách nhiệm xây dựng Phương án tổ chức bộ máy;

- Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao. Luật Thành Đô chịu trách nhiệm Lập danh sách trích ngang cán bộ bộ máy phục vụ hoạt động xuất khẩu lao động dựa trên thông tin khách hàng cung cấp.

- Ngoài ra, nộp kèm các giấy tờ tài liệu khác: Điều lệ công ty, hợp đồng thuê trụ sở, hợp đồng liên kết đào tạo, thỏa thuận hợp tác với đối tác nước ngoài…

III. QUY TRÌNH NỘP VÀ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

3.1. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ lao động, thương binh và xã hội.

3.2. Quy trình cấp giấy phép xuất khẩu lao động

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau:

- Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;

- Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với doanh nghiệp không thuộc 02 trường hợp đã nêu ở trên.

Trường hợp không cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

3.3. Lệ phí cấp Giấy phép xuất khẩu lao động

Lệ phí cấp Giấy phép xuất khẩu lao động là 5 triệu đồng. Doanh nghiệp nộp lệ phí cấp Giấy phép tại thời điểm nhận Giấy phép.

Trên đây là nội dung tư vấn về giấy phép kinh doanh xuất khẩu lao động Luật Thành Đô thông tin đến Quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận