Hộ kinh doanh có được kinh doanh tại nhiều địa điểm không

Hộ kinh doanh là một mô hình pháp quan trọng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Pháp luật quy định các cá nhân, hộ gia đình, thành viên hộ gia đình chỉ được thành lập 01 hộ kinh doanh duy nhất trên cả nước, do đó trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh luôn băn khoăn, thắc mắc rằng liệu hộ kinh doanh có được kinh doanh tại nhiều địa điểm hay không? Để giải quyết thắc mắc này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết: “Hộ kinh doanh  có được kinh doanh tại nhiều địa điểm không”.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật Doanh nghiệp năm 2020;

2. Nghị định s 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng doanh nghiệp;

3. Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

II. HỘ KINH DOANH ĐƯỢC KINH DOANH TẠI NHIỀU ĐỊA ĐIỂM

2.1. Hộ kinh doanh được kinh doanh tại nhiều địa điểm

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có quy định về hộ kinh doanh như sau:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”

Theo đó các cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hiện nay nhiều hộ kinh doanh được thành lập và phát triển, nhiều chủ hộ kinh doanh muốn mở rộng địa điểm kinh doanh bằng phương thức thành lập thêm nhiều địa điểm để hoạt động kinh doanh. Việc mở rộng địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh đã được pháp luật quy định rõ ràng tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:

“1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại”

Theo quy định trên, hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, nhưng phải có 01 nơi kinh doanh là trụ sở chính của hộ kinh doanh, ở những địa điểm kinh doanh khác hộ kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế (chi cục thuế cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) và cơ quan quản lý thị trường nơi những địa điểm kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.

Như vậy, theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau khi đã thông báo cho cơ quan nhà nước: cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường tại nơi địa điểm kinh doanh này hoạt động.

Việc quy định như vậy đã tạo điều kiện cho hộ kinh doanh được mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh, thúc đẩy kinh tế tại các địa phương phát triển, tạo việc làm cho người lao động.

2.2 Đặc điểm của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh bao gồm những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ.

Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của một chủ là cá nhân và cá nhân đó có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Hoạt động kinh doanh của các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đại diện cho nhóm hoặc cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.

Thứ hai, hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô nhỏ. Hộ kinh doanh được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, nhưng phải có 01 nơi kinh doanh là trụ sở chính của hộ kinh doanh, ở những địa điểm kinh doanh khác hộ kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế và cơ quan quản thị trường nơi những địa điểm kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh hoạt động thường xuyên và có thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh nên hộ kinh doanh vẫn phải tiến hành đăng hộ kinh doanh tại cơ quan đăng kinh doanh.

Thứ ba, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh. Bản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân: nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư và hộ kinh doanh để trả nợ. Thời điểm trả nợ là thời điểm hộ kinh doanh phải thanh toán các khoản nợ đến hạn cho chủ nợ.

Tuy nhiên khác với doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh có sự phân tán rủi ro cho nhiều thành viên, trong trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ.

Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả những thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh là một gia đình làm chủ thì tất cả thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung của hộ gia đình không đủ để trả nợ thì các thành viên của hộ gia đình phải lấy cả tài sản riêng để trả nợ và phải trả cho các thành viên khác của hộ gia đình (trách nhiệm liên đới).

Trên đây là giải đáp của Luật Thành Đô về những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến vấn đề: Hộ kinh doanh có được kinh doanh tại nhiều địa điểm không? Nếu quý bạn đọc còn bất cứ vướng mắc, băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này xin liên hệ với Luật Thành Đô để được hướng dẫn và giải đáp chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận