Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Khi thực hiện triển khai dự án đầu tư, nếu thuộc trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hiện nay, tùy thuộc vào từng dự án, cơ quan đăng ký đầu tư cũng có sự khác nhau. Để giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết “Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Luật đầu tư số 67/2014/QH13;

2. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13;

3. Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

4. Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

5. Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

II. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan đăng ký đầu tư là một trong các cơ quan sau:

3.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với:

- Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

3.2. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế

Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với:

- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; - Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

3.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với:

- Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

III. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI THỰC HIỆN VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

3.1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu thuộc các trường hợp sau đây:

- Thứ nhất, Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

- Thứ hai, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

(ii) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm (i) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

(iii) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm (i) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

3.2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Khi đầu tư thực hiện dự án tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu thuộc các trường hợp sau:

Thứ nhất, Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

Thứ hai, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

(ii) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm (i) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

(iii) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm (i) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Thứ ba, Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Tuy nhiên, lưu ý đối với những trường hợp này, nhà đầu tư cần đối chiếu với quy định tại điều 30, điều 31 và điều 32 Luật đầu tư năm 2014 để xác định có thuộc trường hợp phải xin quyết định chủ trương đầu tư trước khi thực hiện dự án. Để hiểu chi tiết hơn về thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư cho dự án đầu tư, Quý khách hàng vui lòng xem chi tiết tại bài viết: “………………”

Ngoài ra, mặc dù không thuộc trường hợp bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp thứ nhất và thứ hai Mục này, nhà đầu tư vẫn có quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để Quý khách hàng tham khảo. Nếu có bất cứ vướng mắc liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận