Có nhiều lý do dẫn tới việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh có thể là do quyết định của cơ quan nhà nước, hoặc do chi nhánh hoạt động không có hiệu quả. Khi chi nhánh hoạt động không hiệu quả, thì chấm dứt hoạt động của chi nhánh là một giải pháp tất yếu và tối ưu nhất. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh là một trong những thủ tục phức tạp, tốn nhiều công sức và thời gian của doanh nghiệp. Quý khách hàng có sẽ gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu chấm dứt hoạt động của chi nhánh khi làm việc với cơ qua Nhà nước có thẩm quyền. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp, nhằm đơn giản hóa thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Luật doanh nghiệp năm 2014;
2. Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
3. Thông tư 20/2015/TT-BKHDT;
II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH
Sau khi nghiên cứu các quy định của pháp luật doanh nghiệp, để thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, Quý khách hàng thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh
Theo quy định tại điều 206 Luật doanh nghiệp 2014 hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh bao gồm các tài liệu sau:
1. Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh;
2. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán của chi nhánh bao gồm cả nợ thuế và nợ bảo hiểm xã hội;
3. Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng của người lao động tại chi nhánh của doanh nghiệp;
4. Biên bản họp Hội đồng thành viên về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh đối với trường hợp doanh nghiệp chủ quản của chi nhánh là công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoặc biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh đối với trường hợp doanh nghiệp chủ quản của chi nhánh là công ty cổ phần;
5. Quyết định của:
- Hội đồng thành viên về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh đối với trường hợp doanh nghiệp chủ quản là công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Quyết định của Đại Hội đồng cổ đông về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh đối với trường hợp doanh nghiệp chủ quản là công ty cổ phần;
- Quyết định của chủ sở hữu về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh đối với trường hợp doanh nghiệp chủ quản là công ty TNHH một thành viên;
6. Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực của con dấu đối với các trường hợp chi nhánh sử dụng con dấu không phải do Cơ quan công an cấp dấu;
7. Thông báo của cơ quan thuế về việc đóng mã số thuế của chi nhánh (Bản sao có chứng thực);
8. Xác nhận đã đóng tài khoản ngân hàng nếu chi nhánh có tài khoản ngân hàng (Bản sao có chứng thực);
9. Cam kết chưa mở tài khoản ngân hàng đối với trường hợp chi nhánh không có tài khoản ngân hàng;
10. Xác nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh đối với trường hợp chi nhánh có địa điểm kinh doanh (Bản sao có chứng thực);
11. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh (Bản gốc);
Lưu ý: Khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, chi nhánh không phải tiến hành thủ tục đăng công bố quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh trên cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh, Quý khách hàng tiến hành nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh tới Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở chính.
- Cơ quan giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh dự kiến đặt trụ sở chính.
- Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Kết quả: Thông báo về việc bổ sung Giấy chứng nhận về việc thu hồi con dấu.
Bước 3: Trả dấu cho cơ quan Công an
Đối với các trường hợp chi nhánh sử dụng con dấu do cơ quan Công an cấp, khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, Quý khách hàng phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho chi nhánh. Hồ sơ trả dấu cho cơ quan Công an bao gồm những tài liệu sau:
- Công văn xin trả dấu.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
- Dấu của chi nhánh.
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (bản gốc).
Cơ quan giải quyết: Cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho chi nhánh.
Thời gian: 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Công an nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết quả: Giấy chứng nhận thu hồi mẫu dấu của chi nhánh.
Bước 4: Nộp lại hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Sau khi đã có Giấy chứng nhận thu hồi mẫu con dấu của chi nhánh, Quý khách hàng tiến hành nộp lại bộ hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh kèm theo Giấy chứng nhận thu hồi mẫu con dấu của chi nhánh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh dự kiến đặt trụ sở chính.
Cơ quan giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh dự kiến đặt trụ sở chính.
Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết quả: Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
III. DỊCH VỤ CỦA LUẬT THÀNH ĐÔ
Khi quý khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ của Luật Thành Đô, Quý khách hàng được nhận các dịch vụ sau:
1. Luật Thành Đô sẽ soạn thảo, chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu cần thiết liên quan đến hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh. Quý khách phối hợp với Luật Thành Đô cung cấp các thông tin có liên quan phục vụ cho việc chuẩn bị hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
2. Luật Thành Đô thay mặt Quý khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, sửa hồ sơ (nếu có) và nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Tiến trả dấu cho cơ quan Công an đối với các trường hợp chi nhánh sử dụng con dấu do cơ quan Công an cấp.
Kết thúc quá trình thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, Quý khách được nhận:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh (01 bản gốc).
- Giấy xác nhận về việc thu hồi mẫu con dấu của chi nhánh đối với các trường hợp chi nhánh sử dụng con dấu do cơ quan Công an cấp.
Trên đây là toàn bộ thủ tục Quý khách hàng cần phải thực hiện khi tiến hành chấm dứt hoạt động của chi nhánh. Mọi vướng mắc pháp lý cần tư vấn xin vui lòng liên hệ với luật sư của Công ty Luật Thành Đô để được giải đáp miễn phí.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Giám đốc – Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN
ĐT: 0982.976.486 – 091.908.9888
CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ
Trụ sở: Khu B3, L03 Shop House 24h, Đường Tố Hữu, Hà Nội
Điện thoại: 024 6680 6683/024 3789 8686 Fax: 024 6680 6683
Email: luatthanhdo@gmail.com/admin@luatthanhdo.com
Website: http://luatthanhdo.com.vn
Bình luận