Thủ tục đăng kí kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ mới nhất

Với việc mang lại lợi nhuận cao, kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn là lĩnh vực đang rất phát triển tại Việt Nam. Đặc biết là tại các khu du lịch hay tại các trung tâm thành phố lớn, số lượng nhà nghỉ khách sn được thành lập vô cùng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chủ thể kinh doanh chưa hiểu rõ về thủ tục đăng ký kinh doanh nhà nghỉ khách sạn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty Luật Thành Đô trân trọng gửi tới quý bạn đọc bài viết “Thủ tục đăng kí kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ mới nhất.”

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật du dịch 2017;

- Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi

- Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

- Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ

2.1. Điều kiện chung về kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

Căn cứ theo quy định của Luật du lịch năm 2017 điều kiện kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ gồm:

- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự;

- Đáp ứng điều về an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh đó, tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về các điều kiện về an ninh trật tự đối với các ngành nghề phải có điều kiện về phương án đảm bảo an ninh, trật t. Theo đó, khi kinh doanh khách sạn nhà nghỉ, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đối với người Việt Nam:

+ Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

+ Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

+ Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

+ Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

Như vậy, để tiến hành kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà nghỉ, tổ chức cá nhân phải đáp ứng điều kiện quy định tại Luật Du lịch 2017, điều kiện quy định về an ninh trật tự tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP và điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật phòng cháy chữa cháy.

2.2. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ đối với khách sạn

Ngoài đáp ứng các điều kiện tại mục 2.1 bài viết này, cơ sở kinh doanh loại hình lưu trú là khách sạn cần đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kĩ thuật dịch vụ bao gồm:

- Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước;

- Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung;

- Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường;

- Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường;

- Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới;

- Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày;

- Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ đối với khách sạn

Ngoài đáp ứng các điều kiện tại mục 2.1 bài viết này, cơ sở kinh doanh loại hình lưu trú là nhà nghỉ du lịch cần đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kĩ thuật dịch vụ bao gồm:

- Có điện, nước sạch và hệ thống thoát nước;

- Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh chung trong trường hợp phòng ngủ không có phòng tắm, vệ sinh riêng;

- Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới;

- Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày;

- Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

III. CÁC LOẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH NHÀ NGHỈ KHÁCH SẠN CẦN CÓ

Cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn cần phải có các giấy phép kinh doanh sau đây:

- Giấy phép kinh doanh nhà nghỉ khách sạn;

- Giấy phép về đảm bảo an ninh trật tự;

- Giấy phép về an toàn phòng cháy chữa cháy;

- Giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm (nếu cơ sở nhà nghỉ, khách sạn phục vụ ăn uống).

IV. THỦ TỤC ĐĂNG KÍ KINH DOANH NHÀ NGHỈ KHÁCH SẠN MỚI NHẤT

Bước 1: Tiến hành đăng kí thành lập doanh nghiệp

Để tiến hành kinh doanh nhà nghỉ khách sạn, điều đầu tiên là chủ thể phải tiến hành đăng kí thành lập doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân xác định việc kinh doanh nhà nghỉ, khách sản thao mô hình nào sau đó tiến hành đăng kí thành lập doanh nghiệp. Một số mô hình:

- Hộ kinh doanh cá thể;

- Hợp tác xã;

- Các loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty Hợp Danh và công ty Cổ phần.

Lưu ý: Hồ sơ đăng kí phải có mã ngành kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn.

Để hiểu rõ hơn về thủ tục tiến hành đăng kí thành lập doanh nghiệp đối với các mô hình kinh doanh trên, quý bạn đọc tham khảo thêm các bài viết về thủ tục thành lập các mô hình kinh doanh tại trang web của công ty Luật Thành Đô.

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy khi kinh doanh nhà nghỉ khách sạn

Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;

(2) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác;

(3) Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị

(4) Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;

(5) Phương án chữa cháy.

(6) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Lưu ý:

Căn cứ vào quy định về Phòng cháy chữa cháy, tùy theo diện tích kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn của quý khách hàng, cơ quan quản lý và cấp phép cũng sẽ có sự khác nhau.

Quý khách hàng có thể liên hệ Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết về thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Bước 3: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép an ninh trật tự

Một trong các Giấy phép để có thể tiến hành kinh doanh nhà nghỉ khách sạn là giấy phép an ninh trật tự. Vì vậy, sau khi xin được giấy phép kinh doanh nhà nghỉ khách sạn, chủ thể cần phải tiến hành thủ tục xin giấy phép an ninh trật tư.

Hồ sơ xin giấy phép an ninh trật tự bao gồm:

(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP).

(2) Giấy phép đăng ký kinh doanh nhà nghỉ khách sạn bản sao;

(3) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao;

(4) Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư bản sao (nếu có);

(5) Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.

(6) Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an đối với doanh nghiệp. Nộp tại Công an cấp huyện đối với hợp tác xã.

Bước 4: Thông báo hoạt động kinh doanh nhà nghỉ khách sạn

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ khách sạn gồm:

(1) Thông báo hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn gồm các nội dung:

- Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch;

- Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật;

- Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.

(2) Bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (đã thực hiện ở bước 1). Đối với cơ sở nhà nghỉ, khách sạn của vốn đầu tư nước ngoài phải có cả bản sao giấy phép đầu tư;

(3) Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự;

(4) Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng;

(5) Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị sử dụng của nhà nghỉ khách sạn;

(6) Danh sách thành viên/nhân viên.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trên, chủ doanh nghiệp tiến hành nộp tại Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày.

Sau khi thực hiện 4 bước, có đủ các loại giấy phép kinh doanh nhà nghỉ khách sạn như đã đề cập tại mục III bài viết. Tổ chức, cá nhân được phép tiến hành hoạt động kinh doanh nhà nghỉ khác sạn theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số tư vấn của công ty Luật Thành Đô liên quan đến “Thủ tục đăng kí kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ mới nhất.”. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm khi đến với Luật Thành Đô Quý khách sẽ được tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc về pháp luật.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận