Thủ tục xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động
- 13/09/2019
- Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
- 0 Nhận xét
Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Hoạt động cho thuê lại lao động là một hoạt động kinh doanh có điều kiện, được quản lý nghiêm ngặt bởi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng UBND tỉnh, thành phố. Luật Thành Đô tư vấn các điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động gửi tới Quý khách hàng tham khảo.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
- Bộ Luật lao động 2019;
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
II. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Khi thực hiện xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
- Là người quản lý doanh nghiệp;
- Không có án tích;
- Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
(2) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
III. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
3.1. Danh mục hồ sơ xn cấp phép cho thuê lại lao động
Hồ sơ xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu;
(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
(3) Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu;
(4) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
(5) Văn bản chứng minh thời gian đã làm việc của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là một trong các loại văn bản sau:
- Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).
Trường hợp các văn bản trên là văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.
(6) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động theo Mẫu;
Lưu ý:
- Các hồ sơ tại mục (1), (2), (3), (4) nêu trên được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng.
3.2. Thẩm quyền xử lý hồ sơ cấp phép cho thuê lại lao động
Thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
3.3. Thời hạn của giấy phép cho thuê lại lao động
Thời hạn của giấy phép không quá tối đa là 5 năm (60 tháng). Giấy phép này được gia hạn nhưng cũng không quá tối đa là 5 năm (60 tháng).
Nhìn chung, thời hạn của giấy phép đã tăng so với quy định trước đây chỉ có thời hạn là 3 năm (36 tháng).
IV. XỬ PHẠT VI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không có giấy phép ngày càng bị phát hiện và xử lý nhiều bởi cơ quan chức năng. Việc không xin cấp phép hoạt động dẫn tới quyền lợi của người lao động không được đảm bảo.
Theo quy định tại Điều 9, Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp đã được cấp phép cho thuê lại lao động mà cho doanh nghiệp khác thuê hoặc mượn giấy phép để hoạt động hay cho thuê lại lao động ở những ngành nghề không cho phép tổ chức thuê lại lao động cũng bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đồng thời các doanh nghiệp này con bị tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
Luật Thành Đô là một trong những đơn vị hàng đầu trong hoạt động tư vấn, hướng dẫn và xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư của Luật Thành Đô để được tư vấn về thủ tục hoàn toàn miễn phí.
THÔNG TIN LIÊN HỆ Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN Hotline: 0919 089 888 Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn Website: www.luatthanhdo.com.vn |
Bình luận