Khi nào nhà đầu tư Trung Quốc cần xin giấy phép đầu tư?

Mở rộng hoạt động kinh doanh sang Việt Nam là mục tiêu của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc. Trong đó, việc xin giấy phép đầu tư là một bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu này. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng yêu cầu giấy phép. Khi nào nhà đầu tư Trung Quốc cần xin phép đầu tư? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này, giúp nhà đầu tư Trung Quốc  nắm rõ quy định pháp luật và  hoàn thiện thủ tục pháp lý một cách thuận lợi.

Khi nào nhà đầu tư Trung Quốc cần xin giấy phép đầu tư?

Khi nào nhà đầu tư Trung Quốc cần xin giấy phép đầu tư?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định về các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: 

➥ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

➥ Dự án đầu tư (bao gồm: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC) của tổ chức kinh tế sau:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Như vậy, nhà đầu tư Trung Quốc khi thực hiện bất kỳ hoạt động đầu tư nào tại Việt Nam: bao gồm các dự án đầu tư như phân tích ở trên thì đều phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Liên hệ với Luật Thành Đô - Hotline 0919089888 để được tư vấn chi tiết khi xin cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam

Phân biệt giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tiêu chí Giấy phép đầu tư Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý Chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư và các văn bản khác có liên quan Chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp và các văn bản có liên quan
Khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm,...của từng dự án đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ do Sở Kế hoạch và đầu tư hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Được cấp bởi Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020
Đối tượng được cấp Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
Thời hạn Thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư phụ thuộc vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Theo đó, thời hạn này của Giấy chứng nhận đầu tư không được vượt quá thời hạn của dự án đầu tư. Hiện tại, luật không có quy định về thời hạn sử dụng đối với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hầu hết các giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều không có thời hạn sử dụng.
Các nội dung cơ bản Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung chủ yếu sau: 
1. Tên dự án đầu tư.
2. Nhà đầu tư.
3. Mã số dự án đầu tư.
4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư
9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm những nội dung sau: 
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức;
 4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

Trên đây là tư vấn của Luật Thành Đô đối với các trường hợp thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam mà nhà đầu tư Trung Quốc cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giấy phép đầu tư). Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật về đầu tư tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Luật Thành Đô luôn sẵn lòng đồng hành cùng các nhà đầu tư.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận