Người trung quốc muốn mở công ty tại Việt Nam cần hồ sơ gì?

Xuất phát từ những ưu, nhược điểm cũng như tính chất của từng loại hình công ty mà hiện nay, nhà đầu tư Trung Quốc thường lựa chọn thành lập công ty TNHH hoặc công ty cổ phần để đầu tư vào Việt Nam. Trong bài viết này, Luật Thành Đô sẽ hướng dẫn chi tiết thành phần hồ sơ để một nhà đầu tư Trung Quốc có thể thành lập công ty TNHH hoặc công ty cổ phần tại Việt Nam.

HỒ SƠ NHÀ ĐẦU TƯ NGƯỜI TRUNG QUỐC CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ MỞ CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Hồ sơ nhà đầu tư người Trung Quốc cần chuẩn bị để mở công ty tại Việt Nam

Căn cứ quy định tại Điều 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020, thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty đối với nhà đầu tư Trung Quốc sẽ gồm:

1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư 2020 thì trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, trước khi thành lập công ty tại Việt Nam, nhà đầu tư Trung Quốc sẽ phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc thực hiện thủ tục này nhằm mục đích giúp các cơ quan nhà nước quản lý được các dự án đầu tư và nắm bắt được tiến độ thực hiện của nhà đầu tư nước ngoài cũng như kiểm soát được nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam.

Tìm hiểu thêm chi tiết về quy trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam

Do đó, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện cần thiết và tiên quyết để nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc sẽ cần phải nộp kèm bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Để thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc cần cung cấp các thông tin cần thiết thông qua giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu có sẵn tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, cụ thể như sau:

Hình thức công ty Mẫu biểu

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên

Tải về

Phụ lục I-2

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên

Tải về

Phụ lục I-3

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần

Tải về

Phụ lục I-4

3. Danh sách thành viên góp vốn

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, trường hợp nhà đầu tư Trung Quốc đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần, thành phần hồ sơ sẽ phải có thêm danh sách về các thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty, cụ thể:

  • Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Danh sách thành viên
  • Với công ty cổ phần: Danh sách cổ đông sáng lập và Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

4. Điều lệ công ty

Không giống như giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và danh sách thành viên góp vốn/Danh sách cổ đông sáng lập, điều lệ công ty không có form mẫu chung. Thông thường, việc xây dựng điều lệ công ty sẽ phụ thuộc vào loại hình và đặc thù của từng doanh nghiệp.

Thông qua điều lệ công ty, các chủ sở hữu có thể cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ của thành viên, người đại diện pháp luật so với các quy định chung chung trong Luật Doanh nghiệp.

Bạn đang gặp vướng mắc về xây dựng điều lệ công ty? Liên hệ với Luật Thành Đô - Hotline 0919089888 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhất.

Nhìn chung, điều lệ công ty mang tính đặc thù của từng doanh nghiệp và nên được xây dựng bởi người có hiểu biết, chuyên môn nhất định về pháp luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều lệ công ty phải có các nội dung cơ bản sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý;
  • Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
  • Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
  • Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  • Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

5. Danh sách người đại diện theo pháp luật/người đại diện theo ủy quyền

Trong trường hợp nhà đầu tư Trung Quốc là tổ chức, thành phần hồ sơ sẽ cần thêm danh sách người đại diện theo pháp luật/người đại diện theo ủy quyền theo Phụ lục I-10 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

>>>>> Tải xuống Phụ lục I-10 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT tại đây <<<<<

6. Bản sao chứng thực các giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư

Đối với nhà đầu tư Trung Quốc là cá nhân: Hộ chiếu hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương còn hiệu lực của người đại diện pháp luật và các thành viên hoặc cổ đông góp vốn.

Đối với nhà đầu tư Trung Quốc là tổ chức:

  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Văn bản ủy quyền và bản sao CCCD của người được ủy quyền soạn và nộp hồ sơ.
  • Nếu không thể tự soạn và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc có thể uỷ quyền cho cá nhân/ tổ chức khác thực hiện việc soạn, nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký thành lập doanh nghiệp thay cho mình. Trong trường hợp đó, thành phần hồ sơ sẽ cần có thêm văn bản uỷ quyền và bản sao CCCD của người được uỷ quyền.

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TRUNG QUỐC

➥ Tư vấn khái quát điều kiện, thủ tục thành lập công ty vốn Trung Quốc tại Việt Nam cho khách hàng.

➥ Dựa vào thông tin khách hàng cung cấp, Luật Thành Đô sẽ báo giá chi phí dịch vụ trọn gói.

➥ Quý nhà đầu tư điền phiếu yêu cầu cung cấp thông tin để Luật Thành Đô thực hiện dịch vụ.

➥ Bàn giao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trên đây là một số tư vấn của Luật Thành Đô liên quan đến Hồ sơ thành lập doanh nghiệp của người Trung Quốc tại Việt Nam. Quý độc giả còn có bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận