Dịch vụ Massage, Spa có được đăng ký đầu tư không?

Cùng với sự phát triển kinh tế, hiện nay nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của người tiêu dùng ngày càng một tăng cao, kinh doanh dịch vụ massage, spa là một lĩnh vực thu hút đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Vậy dịch vụ massage, spa có được đăng ký đầu tư không? Bài viết dưới đây của Luật Thành Đô sẽ giúp các Quý khách hàng nắm rõ hơn về quy định đối với lĩnh vực kinh doanh trên.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Biểu cam kết về WTO;

- Luật đầu tư năm 2020;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;

- Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/04/2021 quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;

- Văn bản pháp luật khác có liên quan.

Dịch vụ Massage, Spa có được đăng ký đầu tư không?

II. QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ MASSAGE, SPA

2.1. Dịch vụ kinh doanh massage, spa là dịch vụ được đăng ký đầu tư tại Việt Nam

Căn cứ Cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO thì dịch vụ massage, spa thuộc nhóm ngành Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp khác (CPC 97029): chăm sóc cá nhân, chăm sóc thân thể, nhổ lông, xoa bóp. Ngoại trừ xoa bóp chữa bệnh, trị liệu với tia cực tím và tia hồng ngoại, tắm nắng và các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp khác. Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định: “Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người” thuộc nhóm ngành dịch vụ y tế chuyên khoa (CPC 93122): Dịch vụ chẩn đoán và điều trị do các bác sĩ cung cấp để chữa bệnh cho một loại bệnh cụ thể, trong một cơ sở y tế (gồm cả các cơ sở chữa bệnh cho các bệnh nhân nội và ngoại trú)… các dịch vụ khác có liên quan với chăm sóc sức khỏe (ví dụ như phục hồi, chăm sóc sau khi rời bệnh viện…).

Do đó, nhà đầu tư tại Việt Nam thực hiện kinh doanh dịch vụ massage, Spa có thể thực hiện dưới 02 hình thức dưới đây:

Trường hợp 1: Kinh doanh dịch vụ Spa, Massage thông thường (không có tác động vật lý vào cơ thể) mã CPC 97029

Trường hợp 2: Kinh doanh dịch vụ Spa, Massage có tác động vật lý vào cơ thể (hoạt động trong bệnh viện, phòng khám) mã CPC 93122

Đối với hình thức hoạt động trong bệnh viện, phòng khám, cơ sở spa, massage cần đáp ứng điều kiện của dịch vụ y tế chuyên khoa. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu đô la Mỹ, bệnh xá đa khoa là 2 triệu đô la Mỹ và cơ sở điều trị chuyên khoa là 200 nghìn đô la Mỹ.

2.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ massage, Spa

Kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage) thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV Luật đầu tư năm 2020. Do đó, nhà đầu tư chỉ có quyền kinh doanh dịch vụ massage khi đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định. Theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh dịch vụ xoa bóp quy định như sau:

- Điều kiện về cơ sở vật chất:

+ Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.

+ Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

(i) Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác hoặc nơi đón tiếp khách hàng;

(ii) Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1.

(iii) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng.

- Điều kiện về thiết bị:

+ Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh;

+ Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác ;

+ Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.

- Điều kiện về nhân sự:

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác hoặc y hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;

+ Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm.

Do đó, hiện nay cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý.

- Điều kiện về an ninh trật tự: kinh doanh dịch vụ massage, spa phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự: 

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ massage, spa bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:

(1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(2) Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa.

(3) Bản lý lịch tư pháp kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.

+ Văn bản ủy quyền (nếu có).

 - Cơ quan có thẩm quyền: Công an cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Thời gian giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc.

Dịch vụ Massage, Spa có được đăng ký đầu tư không?Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô về nội dung kinh doanh dịch vụ massage, spa có được đăng ký đầu tư không. Nếu cần tư vấn đầu tư, giải đáp các thắc mắc về đầu tư, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 0919 089 888 để được tư vấn chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận