Quy định mới về nhân sự trong bộ máy xuất khẩu lao động và trung tâm đào tạo

Xuất khẩu lao động là hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu thiếu hụt lao động chủ yếu ở các nước phát triển; có dân số già hóa.

Hiện nay, nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp ngày một gia tang. Với sự “ra đời” của Nghị định số 38/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thay thế cho Nghị định 126/2007/NĐ-CP đã tạo ra những khác biệt đối với nhân sự hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Trong nội dung bài viết này, Luật Thành Đô sẽ giới thiệu đến Quý khách hàng và Quý bạn đọc những quy định mới về nhân sự trong bộ máy xuất khẩu lao động và trung tâm đào tạo.

Quy định mới về nhân sự trong bộ máy xuất khẩu lao động và trung tâm đào tạo

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH 11;

2. Luật Doanh nghiệp 2014;

3. Nghị định 38/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

4. Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ lao động, thương binh và xã hội ban hành

5. Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội-Bộ Tài chính ban hành

6. Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

7. Quyết định 18/2007/QĐ-BLĐTBXH về Chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.

8. Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

II. QUY ĐỊNH MỚI VỀ NHÂN SỰ TRONG BỘ MÁY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Trước hết, các điều kiện cũng như tiêu chuẩn của nhận sự trong bộ máy hoạt động xuất khẩu lao động đã có những thay đổi cơ bản và mang tính toàn diện so với quy định cũ (Nghị định số 126/2007/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành đã hết hiệu lực ngày 20/05/2020). Sự thay đổi này thể hiện từ lãnh đạo hoạt động xuất khẩu lao động cho đến các nhân sự “nòng cốt” – nhân viên nghiệp vụ. Cụ thể nội dung thay đổi như sau:

2.1. Người lãnh đạo hoạt động xuất khẩu lao động

Thứ nhất, Người lãnh đạo điều hành hoạt động xuất khẩu lao động (hay “hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”) phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Thứ hai, Người lãnh đạo điều hành hoạt động xuất khẩu lao động phải có trình độ từ đại học trở lên.

Thứ ba, Người lãnh đạo điều hành hoạt động xuất khẩu lao động phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

Thứ tư, Người lãnh đạo điều hành hoạt động xuất khẩu lao động không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án hình sự của toà án, không trong thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc;

Như vậy, so với quy định cũ thì hiện nay người lãnh đạo hoạt động xuất khẩu lao động phải là đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Quy định này nhằm đảm bảo sự thống nhất cũng như tạo sự chủ động cho người lãnh đạo hoạt động xuất khẩu lao động khi đưa ra quyết định trong phạm vi mình quản lý. Đồng thời, cũng là sự ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của người lãnh đạo hơn.

2.2. Nhân viên nghiệp vụ

Đối với nhân viên nghiệp vụ trong bộ máy hoạt động xuất khẩu lao động phải đáp ứng các điều kiện chung như sau:

(1) Phải ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn với doanh nghiệp;

(2) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án hình sự của toà án, không trong thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc;

(3) Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên;

(4) Điều kiện về trình độ chuyên môn đối với từng nghiệp vụ cụ thể (nếu có).

Ngoài ra, các điều kiện riêng đối với nhân viên nghiệp vụ như sau:

2.2.1. Nhân viên nghiệp vụ khai thác thị trường ngoài nước

Ngoài các điều kiện chung nêu ở mục 2.2 thì nhân viên nghiệp vụ khai thác thị trường nước ngoài phải đáp ứng thêm hai điều kiện như sau:

- Về trình độ chuyên môn: phải tốt nghiệp một trong các chuyên ngành luật, kinh tế/quản trị kinh doanh.

- Về kinh nghiệm: phải có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2.2.2. Nhân sự nghiệp vụ tuyển chọn lao động

Ngoài các điều kiện chung nêu ở mục 2.2 thì nhân viên nghiệp vụ tuyển chọn lao động phải đáp ứng thêm hai điều kiện như sau:

- Về trình độ chuyên môn: phải tốt nghiệp một trong các chuyên ngành luật, kinh tế/quản trị kinh doanh.

- Về kinh nghiệm: phải có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Quy định mới về nhân sự trong bộ máy xuất khẩu lao động và trung tâm đào tạo

2.2.3. Nhân viên nghiệp vụ quản lý lao động làm việc ở nước ngoài

Ngoài các điều kiện chung nêu ở mục 2.2 thì nhân viên nghiệp vụ quản lý lao động làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng thêm hai điều kiện như sau:

- Về trình độ chuyên môn: phải tốt nghiệp một trong các chuyên ngành luật, kinh tế/quản trị kinh doanh.

- Về kinh nghiệm: phải có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2.2.4. Nhân viên nghiệp vụ hỗ trợ lao động về nước

Nghiệp vụ hỗ trợ lao động về nước lần đầu tiên được quy định riêng trong văn bản quy phạm pháp luật chứng tỏ tầm quan trọng ngày càng cao của nghiệp vụ này; cũng như công tác hỗ trợ lao động khi về nước và sau khi về nước được chú trọng hơn.

Đối với nhân viên nghiệp vụ hỗ trợ lao động về nước không đòi hỏi yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc mà chỉ cần đáp ứng các điều kiện chung nêu tại mục 2.2.

2.2.5. Nhân viên nghiệp vụ tài chính

So với quy định cũ (Nghị định 126/2007/NĐ-CP) thì quy định hiện hành không đòi hỏi về trình độ chuyên môn đối với nhân viên nghiệp vụ tài chính. Nghĩa là nhân viên nghiệp vụ tài chính chỉ cần đáp ứng các điều kiện từ (1), (2), (3) tại mục 2.2.

Tuy nhiên, theo nhận định và đánh giá của Luật Thành Đô dựa trên kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp xin Giấy phép xuất khẩu lao động thì nhân viên nghiệp vụ tài chính vẫn phải đáp ứng thêm hai điều kiện riêng đó là: (i) phải tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán hoặc Tài chính; (ii) phải có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bởi lẽ, hoạt động tài chính – kế toán trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động đặc thù, có những yêu cầu về thu – chi cũng khác so với các hoạt động kinh doanh thông thường (các khoản phí được thu; mức thu…..). Do đó, việc đòi hỏi về chuyên môn và kinh nghiệp đối với nhân viên nghiệp vụ tài chính là hết sức cần thiết.

III. QUY ĐỊNH MỚI VỀ NHÂN SỰ TRONG TRUNG TÂM ĐÀO TẠO

Trung tâm đào tạo là cách gọi tắt cho một trung tâm thực hiện nhiệm vụ đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Cơ cấu tổ chức Trung tâm đào tạo tối thiểu phải có 02 bộ phận là: (i) Bộ phận đào tạo và (ii) Bộ phận quản lý học viên.

Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết  phải đảm bảo số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, với quy định hiện tại trong Nghị định 38/2020/NĐ-CP chưa nêu cụ thể số lượng nhân viên; do đó trong thời gian tới khi các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 38/2020/NĐ-CP có hướng dẫn cụ thể Luật Thành Đô sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến Quý khách.

Về điều kiện đối với nhân viên nghiệp vụ bồi dưỡng kiến thức cần thiết như sau:
(1) Phải ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn với doanh nghiệp;

(2) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án hình sự của toà án, không trong thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc;

(3) Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên; và phải tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ.

(4) Có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bài viết cùng chủ đề:

Tiêu chuẩn của người lãnh đạo hoạt động xuất khẩu lao động

Vấn đề chứng minh vốn khi xin giấy phép xuất khẩu lao động

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến yêu cầu của Quý khách. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận

Brarahece

Brarahece - 11/03/2022 14:53:57

Plasma estradiol and follicle stimulating hormone levels were monitored until 30 months after random assignment at local laboratories lasix dose for chf intagra manforce stay long condom Wastewater is a by product of hydraulic fracturing, known asfracking, which involves pumping millions of gallons of water, sand and chemicals deep underground to fracture shale rock andrelease oil and gas

ciciefE

ciciefE - 05/21/2022 02:01:15

[url=https://newfasttadalafil.com/]cialis online prescription[/url] The Art Archive Eileen Tweedy t. Eegizb cialis cost Cialis Originale https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Propecia Eficacia Se Aaeitl

Bình luận