Vấn đề chứng minh vốn khi xin giấy phép xuất khẩu lao động

Hoạt động xuất khẩu lao động là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và pháp luật đòi hỏi doanh nghiệp phải có giấy phép con thì mới có thể hoạt động trong lĩnh vực này. Một trong những điều kiện đối với hoạt động xuất khẩu lao động là vấn đề về vốn pháp định và chứng minh vốn. Trong nội dung bài viết này, Luật Thành Đô trân trọng gửi tới Quý doanh nghiệp nội dung tư vấn về vấn đề chứng minh vốn khi xin giấy phép xuất khẩu lao động.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH 11;

2. Luật Doanh nghiệp 2014;

3. Nghị định 38/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

4. Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ lao động, thương binh và xã hội ban hành

5. Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội-Bộ Tài chính ban hành

6. Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

7. Quyết định 18/2007/QĐ-BLĐTBXH về Chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.

8. Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

II. YÊU CẦU VỀ VỐN KHI XIN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Theo quy định tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về Điều kiện về loại hình doanh nghiệp và vốn pháp định thì doanh nghiệp được cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động phải đáp ứng các điều kiện về vốn như sau:

(1). Vốn pháp định không thấp hơn 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ Việt Nam đồng).

(2). Có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.

Như vậy, mức vốn điều lệ của doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải lớn hơn hoặc bằng (05) Năm tỷ đồng. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm thực tế của Luật Thành Đô trong quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp xin cấp phép thì vấn đề về vốn cần hết sức lưu ý và doanh nghiệp nên góp vốn điều lệ nhiều hơn (05) Năm tỷ đồng. Bởi lẽ, trong quá trình chờ để được phê duyệt hồ sơ xin cấp phép, doanh nghiệp phải chi phí các khoản như tiền thuê văn phòng, tiền lương nhân sự, phí dịch vụ điện nước,…… nên việc góp vốn lớn hơn (05) Năm tỷ đồng nhằm đảm bảo đến thời điểm được duyệt hồ sơ doanh nghiệp vẫn chứng minh được số vốn pháp định không thấp hơn 5.000.000.000 đồng.

Vấn đề chứng minh vốn khi xin giấy phép xuất khẩu lao động

III. VẤN ĐỀ CHỨNG MINH VỐN KHI XIN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Để chứng minh vốn pháp định khi xin giấy phép xuất khẩu lao động doanh nghiệp cần chứng minh: (i) Vốn pháp định không thấp hơn 5.000.000.000 đồng; (ii) Đã góp đủ vốn theo đúng tiến độ và theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy, khi chứng minh về vốn pháp định, doanh nghiệp dịch vụ phải cung cấp các giấy tờ sau:

3.1. Đối với doanh nghiệp thành lập từ 01 năm trở lên

- Cung cấp Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm trước liền kề và từ đầu năm đến cuối quý trước thời điểm đề nghị cấp giấy phép.

- Xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số dư tài khoản tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

3.2. Đối với doanh nghiệp thành lập dưới 01 năm

Cung cấp giấy tờ chứng minh vốn theo một trong hai phương thức sau:

Phương thức 1:

+ Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu đã được kiểm toán ban hành trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 01 tháng

+ Xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số dư tài khoản tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Hoặc

Phương thức 2:

Cung cấp Hồ sơ góp vốn thành lập doanh nghiệp bao gồm:

+ Bản sao các giấy tờ sau: Biên bản góp vốn, sổ đăng ký cổ đông/thành viên, giấy chứng nhận sở hữu cổ phần/Giấy chứng nhận phần vốn góp (đối cới công ty cổ phần/Công ty TNHH 2 thành viên trở lên). Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; Biên bản góp vốn của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đối với công ty hợp danh;

+ Giấy nộp tiền góp vồn vào tài khoản của công ty mở tại ngân hàng thương mại; séc hoặc ủy nhiệm chi - chuyển tiền hoặc các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành để góp vốn.

+ Xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số dư tài khoản tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Như vậy, vấn đề chứng minh vốn đối với doanh nghiệp dịch vụ theo quy định tại Nghị định 38/2020/NĐ-CP đầy đủ và chặt chẽ hơn so với quy định cũ nhằm đảm bảo các doanh nghiệp có đủ và luôn sẵn sàng tiềm lực về tài chính phục vụ cho hoạt động xuất khẩu lao động.

Bài viết cùng chủ đề:

Tư vấn thủ tục cấp đổi giấy phép xuất khẩu lao động

Tư vấn xin giấy phép xuất khẩu lao động

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến yêu cầu của Quý khách. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận