Thủ tục đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài
- 18/07/2024
- Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
- 0 Nhận xét
Dịch vụ giúp việc gia đình ở nước ngoài đang ngày càng được ưa chuộng tại các nước phát triển. Nhu cầu sử dụng người lao động Việt Nam làm giúp việc gia đình có yếu tố gia tăng do người lao động Việt Nam là một trong những khu vực có tay nghề chuyên môn cao, người lao động cần cù, chịu khó.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải làm các thủ tục đăng ký và xác nhận người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài trước khi đưa người lao động đi làm việc.
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
- Nghị định 112/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
2. ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở NƯỚC NGOÀI
Doanh nghiệp dịch vụ muốn đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Các điều kiện mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải đáp ứng như sau:
- Phải được cấp giấy phép xuất khẩu lao động và phải đảm bảo duy trì các điều kiện quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;
- Có tối thiểu 03 nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn sau:
+ Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;
+ Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thường trực ở nước ngoài để thực hiện hoạt động quản lý người lao động, có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;
+ Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận.
- Bảo đảm người lao động đã có kinh nghiệm làm giúp việc gia đình ở nước ngoài hoặc có kiến thức làm giúp việc gia đình và trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ bao gồm các tài liệu sau:
(1) Văn bản đề nghị theo Mẫu;
(2) Hồ sơ của nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước như sau:
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động;
- Bản sao giấy tờ chứng minh có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc);
(3) Hồ sơ của nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động quản lý người lao động như sau:
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động;
- Bản sao giấy tờ chứng minh có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc);
(4) Hồ sơ của nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng như sau:
- Bản sao giấy tờ chứng minh có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc);
4. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ tới Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Doanh nghiệp có thể nộp thông qua phương thức là nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua phương thức trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử www.dolab.gov.vn.
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động – Thương binh Xã hội có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. THỦ TỤC XÁC NHẬN DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở NƯỚC NGOÀI
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động phải nộp danh sách người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xác nhận trước khi đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài.
- Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động, doanh nghiệp dịch vụ gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc thông qua trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử www.dolab.gov.vn tới Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về danh sách người lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận.
Danh sách người lao động phải bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi thường trú, số hộ chiếu/căn cước công dân, số điện thoại của người lao động, bên nước ngoài tiếp nhận người lao động, tổng chi phí xuất cảnh dự kiến;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách lao động, cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách và trả kết quả cho doanh nghiệp. Trường hợp không xác nhận thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở NƯỚC NGOÀI
Luật Thành Đô là đơn vị hàng đầu và uy tín tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn và xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động, tư vấn và đăng ký hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài, dịch vụ tư vấn và xin cấp xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm giúp việc ở nước ngoài.
Chúng tôi đã thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cho hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc ở nước ngoài thành công.
Luật Thành Đô cung cấp dịch vụ pháp lý trọn gói, nhanh chóng, không cần đi lại để thực hiện dịch vụ.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô về thủ tục đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc ở nước ngoài. Trường hợp còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0919 089 888 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
THÔNG TIN LIÊN HỆ Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN Hotline: 0919 089 888 Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn Website: www.luatthanhdo.com.vn |
Bình luận