Phân biệt cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp
- 11/08/2021
- Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
- 0 Nhận xét
Xã hội càng phát triển, dân trí càng nâng cao cùng với đó là nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của chúng ta ngày càng phát triển, song cũng là cơ hội để các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày một gia tăng và khó kiểm soát, và đặc biệt là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Vấn đề bảo hộ là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến quyền sở hữu trí tuệ, đòi hỏi khi các loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau phát triển thì cơ chế bảo hộ cũng phải được gia tăng và thật hoàn thiện.
Với mong muốn Quý độc giả hiểu rõ hơn về các cơ chế bảo hộ cũng như ưu nhược điểm của từng cơ chế bảo hộ, Luật Thành Đô xin trân trọng giới thiệu bài viết Phân biệt cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
- Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Luật số 42/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ;
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
II. KHÁI NIỆM TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
2.1. Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố trên.
Ví dụ: Hình dáng bên ngoài của chiếc xe máy, hình dáng thể hiện của bao bì của một sản phẩm,…
2.2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
Ví dụ: Bản vẽ bao bì sản phẩm túi đựng mỹ phẩm hoặc bản thiết kế vỏ hộp đựng mì gói,…
III. PHÂN BIỆT CƠ CHẾ BẢO HỘ TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
Tiêu chí |
Kiểu dáng công nghiệp |
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng |
Cơ chế bảo hộ |
Cơ chế quyền sở hữu công nghiệp |
Cơ chế quyền tác giả |
Căn cứ xác lập quyền |
Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền.
|
Phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
|
Điều kiện bảo hộ |
Cần phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ là: có tính mới (so với thế giới); có tính sáng tạo (không được trùng hoặc tương tự với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký); có khả năng áp dụng công nghiệp.
|
Chỉ cần tạo ra tác phẩm được thể hiện dưới dạng một hình thức vật chất nhất định và chỉ cần có tính nguyên gốc do tác giả sáng tạo ra mà không đòi hỏi có tính mới, không đòi hỏi bất kỳ về điều kiện nội dung, chất lượng và hiệu quả của tác phẩm. |
Thời gian bảo hộ |
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.
|
Thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trường hợp chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, ,kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. |
Cách thức bảo hộ |
Pháp luật bảo hộ độc quyền về mặt nội dung, ý tưởng sáng tạo chứ không bảo hộ về hình thức bên ngoài sản phẩm |
Pháp luật chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung, ý tưởng sáng tạo vì không một ai có thể biết được một vấn đề đang nằm trong suy nghĩ của người khác. Những ý tưởng, kể cả cách sắp xếp đã có trong suy nghĩ của tác giả nhưng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không có căn cứ để công nhận và bảo hộ những điều chưa được bộc lộ ra bên ngoài ấy. |
Khả năng bảo hộ |
Khi có các hành vi sao chép, mang kiểu dáng trùng hay tương tự đến mức gây nhầm lẫn thì chủ sở hữu có thể đòi bồi thường thiệt hại và tổn thất mà việc sử dụng trái pháp gây ra
|
|
Ý nghĩa bảo hộ |
Chủ sở hữu được độc quyền khai thác, sử dụng kiểu dáng công nghiệp và có quyền ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó |
Chống lại sự sao chép hoặc lấy và sử dụng hình thức trong tác phẩm gốc đã được thể hiện. Tuy nhiên, chủ sở hữu không thể ngăn cấm người khác tạo ra và sử dụng những thiết kế trùng hoặc tương tự |
Cơ quan đăng ký bảo hộ |
Cục sở hữu trí tuệ |
Cục bản quyền tác giả |
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về phân biệt cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp. Nếu Quý độc giả còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được giải đáp và tư vấn chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN Hotline: 0919 089 888 Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn Website: www.luatthanhdo.com.vn |
Bình luận