Thành lập doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động hay doanh nghiệp xuất khẩu lao động là tên thường gọi của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là các doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện toàn bộ các thủ tục đưa người lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc theo chế độ hợp đồng và trước khi hoạt động bắt buộc phải được cấp giấy phép xuất khẩu lao động. Để cung cấp thêm thông tin cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hay chính là thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động, Luật Thành Đô trân trọng gửi tới Quý khách bài viết Thành lập doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động là những kinh nghiệm trong 10 năm tư vấn và đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu lao động

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012;

2. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11;

3. Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

4. Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2017 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

5. Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH quy định mẫu và nội dung của hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

6. Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành “Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài”;

7. Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

II. TRÌNH TỰ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Để thực hiện được hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Quý doanh nghiệp có thể tham khảo các bước thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép mà Luật Thành Đô sẽ tổng hợp như sau:

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo Luật doanh nghiệp 2014

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trước khi thực hiện thủ tục, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động chủ yếu lựa chọn các hình thức sau: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Loại hình doanh nghiệp là một yếu tố quyết định đến hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Xem thêm: Các bài viết về Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

1. Giấy phép xuất khẩu lao động

2. Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động năm 2022

3. Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022

4. Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022

5. Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động gồm:

(1) Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (theo mẫu);

(2) Điều lệ công ty;

(3) Danh sách thành viên đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Danh sách cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần;

(4) Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân của các thành viên/cổ đông/chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật;

(5) Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu đại diện theo pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ) hoặc Hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Trình tự thực hiện thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

- Sau khi đã chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và tiến hành Scan để nộp qua mạng (Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp http://dangkyquamang.dkkd.gov.vn)

- Sau ba ngày kể từ ngày nộp hồ sơ qua mạng, cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ gửi một email kèm theo thông báo hợp lệ nếu hồ sơ đã chính xác hoặc thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ có sai sót. Nếu hồ sơ hợp lệ, khách hàng in thông báo hợp lệ, giấy biên nhận và phiếu kiểm soát quy trình (Phiếu Theo mẫu) cùng với bộ hồ sơ bản giấy mang lên nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh

- Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ và gửi trả lại khách hàng giấy biên nhận có hẹn thời gian trả kết quả đăng ký kinh doanh

- Đến thời gian hẹn trên giấy biên nhận, khách hàng mang giấy biên nhận đến bộ phận trả kết quả của phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động

Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp đã nêu trong Bước 1, doanh nghiệp chuẩn bị tiếp một bộ hồ sơ gửi đến Cục quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội. Địa chỉ: 41B Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động bao gồm:

(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu lao động của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục số 02 Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH);

(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

(3) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định kinh doanh xuất khẩu lao động;

(4) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ;

(5) Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

(6) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở thành người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (bao gồm: Bằng cấp từ trình độ đại học trở lên; Giấy tờ chứng minh có đủ 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế);

(7) Phương án tổ chức của doanh nghiệp xuất khẩu lao động (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

(8) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.

Người có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất khẩu lao động

Người có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép xuất khẩu lao động là Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:

- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tưởng Chính phủ thành lập;

- Đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp: Người ra quyết định thành lập doanh nghiệp;

- Đối với doanh nghiệp khác: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trường hợp không cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

- Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước;

- Cục quản lý lao động ngoài nước tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động và yêu cầu bổ sung nếu thiếu; trong trường hợp hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động đã đầy đủ, Cục quản lý lao động ngoài nước trình hồ sơ lên Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bộ trưởng Bộ lao động – thương binh và Xã hội sau khi lấy ý kiến của người có thẩm quyền sẽ quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp.

- Nếu được cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, trong thời hạn 10 ngày, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy phép xuất khẩu lao động gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và niêm yết công khai bản sao Giấy phép xuất khẩu lao động tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, doanh nghiệp phải đăng nội dung Giấy phép xuất khẩu lao động trên một trong các tờ báo viết của trung ương hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Theo quy định hiện hành, lệ phí cấp giấy phép xuất khẩu lao động mà quý doanh nghiệp phải nộp lệ phí cấp Giấy phép xuất khẩu lao động là 5 triệu đồng tại thời điểm nhận Giấy phép xuất khẩu lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thực hiện Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, Luật Thành Đô sẵn sàng hỗ trợ Quý khách có nhu cầu xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động và tư vấn các nội dung liên quan đến hoạt động này.

Nếu có bất kỳ vướng mắc nào trong lĩnh vực xin giấy phép xuất khẩu lao động, Quý khách hàng có thể tham khảo thêm tại chuyên mục Tư vấn giấy phép của Luật Thành Đô hoặc vui lòng liên hệ công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận