Đề án hoạt động xuất khẩu lao động - Theo nghị định 38/2020/NĐ-CP

Một trong những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động là xây dựng một Bản đề án hoạt động vừa ngắn gọn, súc tích, vừa đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Nhận thấy được vướng mắc này của các doanh nghiệp, Luật Thành Đô xin cung cấp đến Quý khách hàng và Quý bạn đọc mẫu Đề án hoạt động xuất khẩu lao động năm 2023 mới nhất nhằm giúp giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp trong những bước đầu chuẩn bị gia nhập thị trường hoạt động xuất khẩu lao động.

Đề án hoạt động xuất khẩu lao động năm 2020

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH 11;

2. Luật Doanh nghiệp 2014;

3. Nghị định 38/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

4. Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ lao động, thương binh và xã hội ban hành

5. Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội-Bộ Tài chính ban hành

6. Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

7. Quyết định 18/2007/QĐ-BLĐTBXH về Chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.

8. Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NĂM 2020

2.1. Thông tin cơ bản về doanh nghiệp

2.1.1. Tên công ty viết bằng tiếng Việt

Ví dụ: CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC ABCDE

2.1.2. Loại hình doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty cổ phần

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh

Ví dụ:

  • Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước;
  • Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại;
  • Giáo dục nghề nghiệp;
  • Dạy ngoại ngữ và dạy kỹ năng đàm thoại;
  • Tư vấn giáo dục;
  • Tư vấn du học.

2.1.4. Cơ cấu, tổ chức hiện tại của doanh nghiệp

Ví dụ:

  • Đại hội đồng cổ đông;
  • Hội đồng quản trị;
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị;
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Các phòng nghiệp vụ;
  • Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cần thiết.

2.1.5. Lao động

  • Số lượng lao động doanh nghiệp đang sử dụng. Ví dụ: 14 lao động.
  • Hình thức và thời hạn hợp đồng lao động ký với người lao động. Ví dụ: Hiện nay, doanh nghiệp đang ký Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay Hợp đồng lao động xác định thời hạn. Chi tiết có Bản sao hồ sơ của từng lao động gửi kèm.

2.2. Dự kiến thị trường đưa người lao động đến làm việc ở nước ngoài

2.2.1. Khả năng mở và khai thác thị trường lao động ngoài nước

  • Đánh giá chung về thị trường xuất khẩu lao động.
  • Ưu nhược điểm của một số thị trường.
  • Khả năng của doanh nghiệp khai thác thị trường lao động ngoài nước

2.2.2. Dự kiến đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian 03 năm kể từ khi được cấp giấy phép

  • Số lượng đưa đi;
  • Ngành nghề;
  • Thị trường.

Đề án hoạt động xuất khẩu lao động năm 2020

2.3. Phương án tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

2.3.1. Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài

  • Bộ phận quản lý đào tạo: cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ;
  • Bộ phận quản lý học viên: cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ;

2.3.2. Các phòng nghiệp vụ thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

  • Tên các phòng ban, mô tả cụ thể chức năng nhiệm vụ từng phòng;
  • Cơ cấu tổ chức mỗi phòng: số lượng nhân viên nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, nhiệm vụ được giao của từng nhân viên nghiệp vụ.

2.4. Phương án thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

2.4.1. Tuyển chọn lao động

  • Phương án tuyển chọn lao động.
  • Quy trình tuyển chọn.
  • Dự kiến địa bàn tuyển chọn

2.4.2. Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài

  • Dạy nghề
  • Dạy ngoại ngữ cho người lao động
  • Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

2.4.3. Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

  • Quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2.4.4. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài

- Nêu các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hưởng.

- Hỗ trợ của doanhh nghiệp.

2.5. Phương án tài chính thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

  • - Dự kiến cụ thể chi phí của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài đối với từng thị trường, tổng chi phí người lao động phải nộp khi xuất cảnh.
  • Lương cơ bản và thu nhập dự kiến của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài.
  • Dự kiến doanh thu, chi phí và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian 03 năm kể từ khi được cấp giấy phép.
  • Phương án hỗ trợ, giải quyết chi phí khi người lao động gặp rủi ro

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến yêu cầu của Quý khách. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận