Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

   Vận tải hành khách bằng xe taxi là dịch vụ ngày càng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố có đông dân cư. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do pháp luật quy định. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh ngành nghề này, Công ty Luật Thành Đô giới thiệu bài viết: “Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi”

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Nghị định 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

- Thông tư 12/2020/TT-BGTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XE VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE  TAXI

2.1. Điều kiện về xe ô tô

- Phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;

- Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với kích thước tối thiểu của cụm t “XE TAXI” là 06 x 20 cm.

Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 30 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe;

- Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.

2.2. Đối với xe ô tô sử dụng đồng hồ tính tiền

- Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình;

- Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu, gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.

2.3. Đối với xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (phần mềm tính tiền)

- Trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, hủy chuyến;

- Tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số;

- Phần mềm tính tiền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho hành khách phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe, hành trình, cự ly chuyến đi (km), tổng số tiền hành khách phải trả và số điện thoại giải quyết phản ánh của hành khách.

2.4. Điều kiện về điểm dừng đón, trả khách công cộng, điểm đỗ xe taxi

- Điểm dừng đón, trả khách công cộng cho xe taxi phải đảm bảo an toàn giao thông và được báo hiệu bằng biển báo, vạch sơn kẻ đường theo quy định.

- Điểm đỗ xe taxi: Điểm đỗ xe taxi gồm 02 loại: điểm đỗ xe taxi do doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức và quản lý; điểm đỗ xe taxi công cộng do cơ quan quản lý nhà nước của địa phương tổ chức và quản lý; Yêu cầu đối với điểm đỗ xe taxi: đảm bảo trật tự, an toàn và không gây ùn tắc giao thông; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

2.5. Các điều kiện khác

- Kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng phần mềm tính tiền phải gửi (qua phần mềm) hóa đơn điện tử của chuyến đi cho hành khách, đồng thời gửi về cơ quan Thuế các thông tin của hóa đơn theo quy định.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị trước khi thực hiện kinh doanh vận tải.

- Xe taxi được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.

III. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI

3.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

3.1.1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:

- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

3.1.2. Đối với hộ kinh doanh

- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu)

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.2. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Sở Giao thông vận tải thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3.3. Trình tự cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Bước 1: Nộp hồ sơ

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ.

Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Bước 3: Cấp giấy phép

Sau khi thẩm định hồ sơ, trường hợp hồ sơ hợp lệ, đáp ứng đầy đủ các điều kiện Sở Giao thông nhận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi cho đơn vị yêu cầu.

   Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô về Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Nếu còn gặp khó khăn hay có những thắc mắc cần giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới số hotline: 0919089888 gặp luật sư Lâm Sơn để được hỗ trợ tốt nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận