Yếu tố nào để lựa chọn hình thức đầu tư có vốn Trung Quốc?

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế là một trong những nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Điều này thể hiện sự tin tưởng của các doanh nghiệp Trung Quốc vào tiềm năng phát triển kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam. Việc lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp không chỉ quyết định đến hiệu quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa lợi ích của doanh nghiệp.

Yếu tố nào để lựa chọn hình thức đầu tư có vốn Trung Quốc? Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố cần xem xét khi quyết định hình thức đầu tư, giúp các doanh nghiệp Trung Quốc định hướng rõ ràng hơn trong chiến lược đầu tư tại Việt Nam.

Các yếu tố để lựa chọn hình thức đầu tư vốn Trung Quốc tại Việt Nam

Các yếu tố để lựa chọn hình thức đầu tư vốn Trung Quốc tại Việt Nam

Để hỗ trợ nhà đầu tư Trung Quốc lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp, dưới đây là một vài yếu tố mà nhà đầu tư cần quan tâm, xem xét về yếu tố Mục tiêu đầu tư, Quy mô và nguồn lực đầu tư, Quyền kiểm soát và quản lý doanh nghiệp, Thủ tục pháp lý và thời gian thực hiện, Trách nhiệm pháp lý.

Hãy cùng Luật Thành Đô phân tích các yếu tố để lựa chọn hình thức đầu tư vốn Trung Quốc vào Việt Nam một cách hợp lý.

Yếu tố về mục tiêu đầu tư

➥ Với mục tiêu là kiểm soát, mở rộng quy mô lâu dài và phát triển ổn định tại thị trường Việt Nam thì đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là lựa chọn phù hợp nhất.

Hình thức này cho phép nhà đầu tư Trung Quốc thiết lập sự hiện diện vững chắc tại Việt Nam và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh.

Việc thành lập tổ chức kinh tế mới giúp nhà đầu tư Trung Quốc nắm toàn quyền kiểm soát tổ chức kinh tế đó và dễ dàng thực hiện các quyền như quản lý, phát triển dự án và tiếp cận thị trường lớn hơn.

Ví dụ: Nhà đầu tư muốn phát triển một doanh nghiệp sản xuất lớn, họ sẽ cần toàn quyền kiểm soát và xác định quy mô hoạt động.

➥ Nếu mục tiêu là gia nhập thị trường nhanh chóng và linh hoạt thì đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp sẽ thích hợp hơn vì thủ tục góp vốn, mua phần vốn góp sẽ đơn giản và thời gian thực hiện nhanh hơn so với thành lập tổ chức kinh tế mới.

Đây là cách tiếp cận hiệu quả để các doanh nghiệp Trung Quốc nhanh chóng thâm nhập thị trường Việt Nam và hợp tác với các đối tác địa phương. Với hình thức thứ hai này, nhà đầu tư Trung Quốc có thể tham gia đầu tư vào một công ty sẵn có ở lĩnh vực mà nhà đầu tư dự kiến đầu tư.

Tuy nhiên, để nắm quyền kiểm soát (tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ lên trên 50%), nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, làm quá trình này trở nên phức tạp hơn.

➥ Nếu mục tiêu là hợp tác kinh doanh có thời hạn và không ràng buộc nhiều về mặt tổ chức, linh hoạt và ít phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư thì hình thức đầu tư thông qua Hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh) sẽ phù hợp nhất vì nhà đầu tư chỉ cần ký kết hợp đồng với đối tác Việt Nam và cùng thực hiện dự án.

Hợp đồng BCC mang lại sự linh hoạt và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư Trung Quốc khi muốn thử nghiệm thị trường hoặc hợp tác trong các dự án ngắn hạn.

Đồng thời, hình thức này giúp hai bên hạn chế rủi ro nếu việc hợp tác kinh doanh không được như mong muốn và khi không muốn tiếp tục hợp tác thì chỉ cần thanh lý hợp đồng, chấm dứt dự án đầu tư

Ngoài ra, hình thức này sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí do không cần làm thủ tục thành lập tổ chức kinh tế như ở hình thức 1, mức độ phụ thuộc vào các nhà đầu tư khác cũng ít hơn do không bị hạn chế tỷ lệ vốn góp như ở hình thức 2.

Tuy nhiên vẫn có sự giới hạn tỷ lệ góp vốn đối với một số ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường hoặc tiếp cận thị trường có điều kiện.

Yếu tố về quy mô và nguồn lực đầu tư

➥ Với quy mô lớn, dài hạn: hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế nên được ưu tiên vì không bị giới hạn về quy mô và có thể huy động thêm nguồn lực từ nhiều nhà đầu tư khác. Nhà đầu tư có thể xây dựng một doanh nghiệp mới, có khả năng phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam. Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Trung Quốc nói riêng thực hiện đầu tư quy mô lớn, ổn định nhằm tạo ra động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc thành lập tổ chức kinh tế sẽ đảm bảo tính công bằng bởi lợi nhuận của tổ chức sẽ được chia theo tỷ lệ vốn góp. Ngoài ra, Nhà đầu tư có thể cân nhắc tới hình thức thực hiện dự án đầu tư, tuy nhiên, một số dự án cần được cơ quan Nhà nước chấp thuận chủ trương đầu tư thì mới có thể thực hiện được (Mục 2 Luật Đầu tư 2020).

Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

➥ Quy mô nhỏ và vừa: Hình thức góp vốn, mua cổ phần sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, phù hợp với những dự án nhỏ và vừa, nguồn lực đầu tư không lớn, hoặc khi nhà đầu tư chỉ muốn tham gia mà không muốn phải quản lý doanh nghiệp.

Yếu tố về quyền kiểm soát và quản lý doanh nghiệp

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: Nhà đầu tư có thể sở hữu toàn bộ hoặc phần lớn công ty, từ đó dễ dàng nắm quyền quản lý và kiểm soát mọi hoạt động. Đây là hình thức đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho nhà đầu tư nước ngoài.

Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: Nếu nhà đầu tư muốn nắm quyền kiểm soát (trên 50% vốn góp), họ phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Điều này có thể phức tạp và mất thời gian. Nếu tỷ lệ vốn góp thấp hơn 50%, nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp.

Hợp đồng BCC: Do không thành lập pháp nhân mới, quyền kiểm soát phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng. Nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp rủi ro về lợi ích và quyền quyết định nếu không có sự ràng buộc chặt chẽ.

Yếu tố về thủ tục pháp lý và thời gian thực hiện

➥ Với hình thức thành lập tổ chức kinh tế:

Thủ tục tương đối phức tạp và sẽ mất khá nhiều thời gian vì phải tuân thủ đồng thời quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020.

Ngoài ra, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Điều 22 Luật Đầu tư 2020).

Tìm hiểu thêm: Thành lập công ty 100% vốn Trung Quốc tại Việt Nam

➥ Với hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: Thủ tục đơn giản hơn, không mất nhiều thời gian do nhà đầu tư chỉ cần làm các thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh liên quan tới chuyển nhượng, góp vốn, nhất là khi nhà đầu tư sở hữu dưới 50% vốn góp.

➥ Với hình thức hợp đồng BCC: Thủ tục đơn giản và linh hoạt vì không cần thành lập pháp nhân mới. Tuy nhiên, rủi ro pháp lý cao hơn do phụ thuộc nhiều vào hợp đồng thỏa thuận giữa các bên. Các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

➥ Với hình thức thực hiện dự án đầu tư:

Nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Trên đây là một số tư vấn liên quan đến vấn đề lựa chọn hình thức đầu tư có vốn Trung Quốc tại Việt Nam. Luật Thành Đô luôn sẵn sàng đồng hành cùng các nhà đầu tư Trung Quốc, cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, hỗ trợ quý nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư tại Việt Nam. Quý độc giả còn có bất cứ vướng mắc nào, vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận