Điều kiện xin cấp giấy phép hoạt động bệnh viện đa khoa 2023

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự chú trọng của người dân đối với các vấn đề về sức khỏe ngày càng tăng cao. Chính vì vậy có rất nhiều bệnh viện đa khoa được thành lập để cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Theo quy định của pháp luật, một bệnh viện đa khoa muốn đi vào hoạt động cần phải đáp ứng được các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Liên quan đến vấn đề này, Luật Thành Đô đề cập những thông tin cần thiết về điều kiện xin cấp giấy phép hoạt động bệnh viện đa khoa qua bài viết “Điều kiện xin cấp giấy phép hoạt động bệnh viện đa khoa 2023”.

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

- Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/ 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

- Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ;

- Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

- Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ;

- Thông tư 41/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ;

- Văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. ĐIỀU KIỆN XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, điều kiện kiện xin cấp giấy phép hoạt động bệnh viện đa khoa gồm các nội dung sau:

a) Về quy mô bệnh viện:

Bệnh viện đa khoa phải có ít nhất là 30 giường bệnh.

b) Về cơ sở vật chất:

Bệnh viện đa khoa phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất bao gồm:

- Có địa điểm cố định;

- Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

- Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

- Phải được thiết kế, xây dựng đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Bố trí các khoa, phòng, hành lang bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện;

- Bảo đảm diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt ít nhất là 10 m;

- Có máy phát điện dự phòng;

- Bảo đảm các điều kiện về xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật về môi trường.

c) Về trang thiết bị y tế:

- Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

- Bệnh viện đa khoa khám, điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;

- Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn về cung cấp dịch vụ cấp cứu hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

d) Về nhân sự:

- Phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của bệnh viện đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Phạm vi hành nghề:

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện đa khoa là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các khoa lâm sàng mà bệnh viện đăng ký hoạt động.

+ Trưởng các khoa chuyên môn là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với chuyên khoa lâm sàng mà mình phụ trách.

- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.

- Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

- Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện đa khoa, các đối tượng khác làm việc trong bệnh viện nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;

- Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp bệnh viện đa khoa không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;

- Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp bệnh viện đa khoa không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;

- Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện đa khoa (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

- Số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số người hành nghề trong khoa;

- Trưởng khoa khác không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện.”

e) Về tổ chức:

- Các khoa:

+ Có ít nhất 02 trong 04 khoa nội, ngoại, sản, nhi;

+ Khoa khám bệnh: Có nơi tiếp đón người bệnh, phòng cấp cứu, lưu bệnh, phòng khám, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu);

+ Khoa cận lâm sàng: Có ít nhất một phòng xét nghiệm và một phòng chẩn đoán hình ảnh.

+ Khoa dược;

+ Các khoa, phòng chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.

- Có các phòng, bộ phận để thực hiện các chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, quản lý chất lượng, điều dưỡng, tài chính kế toán và các chức năng cần thiết khác.

Trên đây là bài viết về điều kiện xin cấp giấy phép hoạt động bệnh viện đa khoa của Luật Thành Đô. Trường hợp có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Thành Đô để được tư vấn và sử dụng dịch vụ. Với đội ngũ Luật sư nhiều kinh nghiệm, chúng tôi tin tưởng sẽ làm Quý khách hài lòng khi sử dụng dịch vụ của Luật Thành Đô.

Bài viết liên quan:

Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng 2023

Giấy phép hoạt động bệnh viện chuyên khoa ung bướu: Tư vấn thủ tục 2023

Giấy phép hoạt động bệnh viện đa khoa: Tư vấn chi tiết 2023

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận