Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư

Khi nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam để thực hiện các dự án, vấn đề xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư là một trong những nội dung quan trọng mà nhà đầu tư nước ngoài và những nhà đầu tư Việt Nam tham gia cùng dự án với nhà đầu tư nước ngoài phải lưu ý. Dựa trên các quy định pháp luật về đầu tư hiện hành, trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đã được quy định tương đối rõ nét. Tuy nhiên, thực tế thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải băn khoăn lo lắng.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư năm 2014, các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư  gồm:

- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

- Có tổ chức kinh tế (mà có từ 51% vốn điều lệ trở lên của nhà đầu tư nước ngoài) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế (mà có từ 51% vốn điều lệ trở lên của nhà đầu tư nước ngoài) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư được quy định như sau:

1. Điều kiện xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Trước khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về tài chính, địa điểm thực hiện dự án và xác định cụ thể về ngành nghề dự kiến kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể:

- Về tài chính:

+ Có bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của Nhà đầu tư; hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính đối trường hợp Nhà đầu tư là tổ chức;

+ Có văn bản xác nhận số dư tài khoản ngân hàng đối với Nhà đầu tư (số dư tài khoản ngân hàng tối thiểu phải bằng với số vốn dự kiến đầu tư);

+ Vốn điều lệ của công ty phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định đối với các ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định.

- Về địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Có bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

- Về ngành nghề kinh doanh: Chỉ được đầu tư trong các ngành nghề kinh doanh mà Việt Nam cho phép đầu tư (xem chi tiết tại biểu cam kết WTO).

2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu tại I-6 Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT, Luật Thành Đô cung cấp);

- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án (Luật Thành Đô cung cấp dựa trên thông tin khách hàng cung cấp);

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với Nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với Nhà đầu tư là tổ chức (Khách hàng cung cấp);

- Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của Nhà đầu tư; hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của Nhà đầu tư đối với trường hợp Nhà đầu tư là tổ chức (Khách hàng cung cấp);

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Khách hàng cung cấp);

- Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đầu tư (Khách hàng cung cấp);

- Bản sao xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của Nhà đầu tư (Khách hàng cung cấp. Số dư tài khoản tối thiểu phải bằng số vốn mà Nhà đầu tư dự kiến đầu tư).

3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý và cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư

4. Trình tự thủ tục thực hiện

- Bước 1:  Nhà đầu tư nộp 01 (một) bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi Nhà đầu tư dự kiến đặt trụ sở chính.

- Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành thẩm định hồ sơ và xin ý kiến của các Bộ trong trường hợp cần thiết.

- Bước 3: Các Bộ có liên quan (nếu có) tiến hành thẩm định và gửi ý kiến về Cơ quan đăng ký đầu tư.

- Bước 4: Nếu hồ sơ cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc các Bộ có liên quan không chấp thuận dự án đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho Nhà đầu tư trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan đăng ký đầu tư nhận hồ sơ của Nhà đầu tư.

Nhà đầu tư tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Cơ quan đăng ký đầu tư và thực hiện lại quy trình từ Bước 1.

- Bước 5: Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không phải sửa đổi, bổ sung, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Nhà đầu tư. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư tiến hành các thủ tục khác có liên quan để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5. Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đầu tư

Trên đây là toàn bộ quy định pháp luật liên quan đến thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư để các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam cùng tham gia dự án với nhà đầu tư nước ngoài tham khảo.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận

Inherorge

Inherorge - 04/16/2022 09:28:11

cialis tadalafil precios Qishgz [url=https://bestadalafil.com/]Cialis[/url] Fynevq Ed Pills Canada Cialis Loncik Wistqy https://bestadalafil.com/ - Cialis

Bình luận