Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm âm nhạc được tác giả sáng tác nếu muốn được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ và các quyền khác thì cần thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc hay còn được hiểu là đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Vậy pháp luật quy định cụ thể về thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc như thế nào?

Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết về Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc”.

I. CƠ SỞ PHÁP LUẬT

1. Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009;

2. Văn bản pháp luật có liên quan.

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC PHẨM ÂM NHẠC

Bản quyền tác phẩm âm nhạc có thể được hiểu là một thuật ngữ nhằm để biểu hiện, thể hiện quyền tác giả có, đối với các tác phẩm âm nhạc của tác giả.

Theo Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”

Theo quy định trên thì Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm nghệ thuật được bảo hộ quyền tác giả.

Việc đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc thực chất là đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Do đó nếu muốn đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc, tác giả của tác phẩm âm nhạc phải tiến hành đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc này.

Việc đăng ký quyền tác giả được quy định tại Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009. Theo đó việc đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.

Về đơn đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cụ thể như sau:

- Người nộp đơn: có thể là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trực tiếp nộp đơn hoặc những chủ thể này ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác quy.

- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.

Yêu cầu đối với tờ khai: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả của tác phẩm âm nhạc, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung thông tin tác phẩm âm nhạc; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Mẫu tờ khai phải là mẫu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.

+ Hai bản sao tác phẩm ấm nhạc đăng ký quyền tác giả.

+ Giấy ủy quyền đăng ký, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền đăng ký;

+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Lưu ý đối với các tài liệu trên, nếu tài liệu nào ở dạng tiếng nước ngoài thì sẽ đều phải dịch ra tiếng việt.

- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc:

+ Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, hủy bỏ giấy chứng nhận đó.

Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy, để đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc cần phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đó. Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm phải nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Việc này không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả.

Trên đây, là bài viết của Luật Thành Đô về “Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc. Đến với Luật Thành Đô, Quý khách sẽ được tư vấn chi tiết và giải đáp một cách cụ thể.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận