Thủ tục mở trung tâm tư vấn du học có vốn nước ngoài

Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học là một ngành nghề kinh đang phát triển tại thị trường Việt Nam và thu hút đầu tư từ các cá nhân/tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, kinh doanh dịch vụ tư vấn du học là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu kinh doanh lĩnh vực này cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Để giúp quý khách hàng nắm rõ hơn về thủ tục thành lập, cấp phép, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Thủ tục mở trung tâm tư vấn du học có vốn nước ngoài”.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14;

- Luật đầu tư số 61/2020/QH14;

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14;

- Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính Phủ Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

- Nghị định số 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

- Nghị định số 86/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật;

- Các quy định khác của Sở Giáo dục và Đào tạo về cấp giấy phép tư vấn du học;

- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều kiện mở trung tâm tư vấn du học có vốn đầu tư nước ngoài

II. ĐIỀU KIỆN MỞ TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI

Điều kiện mở trung tâm tư vấn du học (kinh doanh dịch vụ tư vấn du học) được quy định tại Điều 107 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về các điều kiện để kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Ngày 21/04/2017, Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ra đời đã bãi bỏ một số điều kiện liên quan đến thành lập tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và yêu cầu về cơ sở vật chất. Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện, Luật Thành Đô nhận thấy khi mở trung tâm tư vấn du học có vốn nước ngoài vẫn cần đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Đơn vị mở trung tâm tư vấn du học có vốn nước ngoài phải là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật;

(2) Có trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

(3) Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có trình độ đại học trở lên;

- Có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lưu ý: Riêng đối với trung tâm tư vấn du học có vốn nước ngoài tại Hà Nội, cần yêu cầu có tối thiểu 2 nhân viên trực tiếp tư vấn du học.

III. THỦ TỤC MỞ TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI

3.1. Thủ tục xin cấp giấy phép tư vấn du học có vốn nước ngoài được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép tư vấn du học

Thành phần hồ sơ bao gồm:

(1) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

(2) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(3) Bảng kê cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập của đơn vị;

(4) Hợp đồng thuê, mượn địa điểm hoạt động của tổ chức dịch vụ tư vấn du học kèm Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

(5) Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn du học;

(6) Danh sách trích ngang đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học kèm theo bản sao chứng thực các giấy tờ sau:

+ Văn bằng tốt nghiệp đại học;

+ Chứng chỉ ngoại ngữ;

+ Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học;

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân

(7) Văn bản ủy quyền cho cá nhân/Tổ chức khác nộp hồ sơ, sửa đổi, bổ sung và nhận kết quả hồ sơ xin cấp giấy phép tư vấn du học.

Bước 2: Nộp bộ hồ sơ xin cấp giấy phép tư vấn du học đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét hồ sơ và tiến hành thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ tại địa điểm hoạt động tư vấn du học. Nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.

Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học – Giấy phép tư vấn du học cho tổ chức.

Theo quy định pháp luật, thời gian xin cấp giấy phép tư vấn du học là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp, Luật Thành Đô nhận thấy thời gian xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép tư vấn du học là từ 15 đến 20 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Đối với các đơn vị có nhu cầu mở trung tâm tư vấn du học nhưng chưa thành lập công ty, đơn vị tiến hành thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài, sau đó tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép tư vấn du học như đã nêu ở trên.

Thủ tục xin giấy phép tư vấn du học có vốn đầu tư nước ngoài

3.2. Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài kinh doanh ngành nghề tư vấn du học

3.2.1. Trường hợp dự án của nhà đầu tư nước ngoài không phải xin quyết định chủ trương

Đối với trường hợp không phải xin quyết định chủ trương, nhà đầu tư tiến hành thành lập công ty có vốn nước ngoài kinh doanh ngành nghề tư vấn du học theo 02 bước.

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

- Nhà đầu tư chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nộp lên cơ quan đăng ký đầu tư, thành phần hồ sơ gồm:

(1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

(2) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

(3) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

(4) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

(5) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

(6) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

(7) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

(8) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

- Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ: Sở kế hoạch và đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (Sau đây gọi chung là KCN)

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

- Nhà đầu tư liên hệ cơ quan đăng ký đầu tư để nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Thành phần hồ sơ bao gồm:

(1) Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;

(2) Điều lệ công ty;

(3) Danh sách thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;

(4) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu) đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân; Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

(5) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(6) Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

- Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền liên hệ cơ quan đăng ký kinh doanh để nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3.2.2. Trường hợp dự án phải xin quyết định chủ trương

3.2.2.1. Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

- Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ xin quyết định chủ trương và nộp 08 hồ sơ xin quyết định chủ trương tại Bộ kế hoạch và đầu tư, đồng thời giải trình về hồ sơ xin quyết định chủ trương (nếu có);

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét hồ sơ, sau 63 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, nhà đầu tư nhận kết quả là Quyết định chủ trương đầu tư của nhà đầu tư/ Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

- Sau 5 ngày làm việc: Nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

3.2.2.2. Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ xin quyết định chủ trương và nộp 04 hồ sơ xin quyết định chủ trương tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi tiến hành dự án đầu tư, đồng thời giải trình về hồ sơ xin quyết định chủ trương (nếu có);

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét hồ sơ, sau 35 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, nhà đầu tư nhận kết quả là Quyết định chủ trương đầu tư của nhà đầu tư/ Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

- Sau 5 ngày làm việc: Nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

3.2.2.3. Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ban quản lý các KCN

- Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ xin quyết định chủ trương và nộp 04 hồ sơ xin quyết định chủ trương tại Ban quản lý các KCN, đồng thời giải trình về hồ sơ xin quyết định chủ trương (nếu có);

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét hồ sơ, sau 35 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, nhà đầu tư nhận kết quả là Quyết định chủ trương đầu tư của nhà đầu tư/ Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

- Sau 5 ngày làm việc: Nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Sau khi tiến hành xong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc diện xin quyết định chủ trương, nhà đầu tư tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Bước 2 Mục 3.2.1.

Lưu ý: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư cần tiến hành các thủ tục sau:

+ Khắc dấu công ty;

+ Đăng ký chữ ký số của công ty

+ Kê khai, nộp thuế môn bài;

+ Thực hiện thủ tục phát hành hoá đơn;

+ Mở tài khoản ngân hàng cho công ty.

IV. DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP TƯ VẤN DU HỌC

Luật Thành Đô là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn giấy phép, đặc biệt là Giấy phép tư vấn du học. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, Luật Thành Đô đã và đang tư vấn, cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép tư vấn du học trọn gói cho các doanh nghiệp trên nhiều tỉnh thành khác nhau.

Dịch vụ xin giấy phép tư vấn du học của Luật Thành Đô:

- Tư vấn chi tiết, đầy đủ về điều kiện và thủ tục xin giấy phép tư vấn du học;

- Xây dựng, xử lý các nội dung liên quan về mẫu hồ sơ, tài liệu khách hàng cần cung cấp để xin giấy phép tư vấn du học;

- Xây dựng, soạn thảo bộ hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh để xin giấy phép tư vấn du học;

- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;

- Hỗ trợ khách hàng giải trình, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc tiếp đón đoàn thẩm định để xác minh việc đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật tại cơ sở;

- Đại diện khách hàng nhận kết quả (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học) tại cơ quan có thẩm quyền, bàn giao kết quả cho khách hàng.

Luật Thành Đô luôn có các chính sách ưu đãi cho quý doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý, đồng thời sẵn sàng tư vấn miễn phí và hỗ trợ các doanh nghiệp khi có nhu cầu mở trung tâm tư vấn du học có vốn nước ngoài và các thủ tục pháp lý khác.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được hỗ trợ và xử lý.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận