Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh
- 28/10/2020
- Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
- 0 Nhận xét
Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các quyền phân phối bán lẻ hàng hoá; quyền nhập khẩu – phân phối – bán buôn và cung cấp một số loại hàng hoá đặc biệt cần xin cấp Giấy phép kinh doanh trước khi thực hiện kinh doanh tại Việt Nam.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.
II. ĐIỀU KIỆN XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
2.1. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh
Điều kiện chung khi xin cấp giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Các trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí sẽ có các quy định cụ thể cho từng loại hàng hoá trên để được thực hiện quyền phân phối, bán lẻ hàng hoá tại Việt Nam.
2.2. Các trường hợp Cấp Giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;
- Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn (Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam hoặc Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù;
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí (chỉ xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó);
- Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
- Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
- Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
- Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
- Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
III. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
3.1. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh
Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm các giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
(2) Bản giải trình của doanh nghiệp trong đó có nội dung:
- Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng;
- Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;
- Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
- Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
(3) Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
(4) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
Số lượng hồ sơ: Tuỳ theo nhu cầu Quý doanh nghiệp cần xin cấp phép, chúng tôi sẽ thông báo số lượng hồ sơ Quý khách hàng cần chuẩn bị theo quy định.
3.2. Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh
- Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.
Ngoài ra, Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong một số trường hợp kinh doanh hàng hoá cần xin ý kiến trước khi cấp phép theo quy định của pháp luật.
Bài viết cùng chủ đề:
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
IV. DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH LUẬT THÀNH ĐÔ
4.1. Nội dung công việc thực hiện
(1) Tư vấn doanh nghiệp về các điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh, các trường hợp được cấp Giấy phép đối với lĩnh vực mà quý khách hàng kinh doanh tại Việt Nam;
(2) Tư vấn và hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết đáp ứng các quy định pháp luật để xây dựng hồ sơ;
(3) Xây dựng và soạn thảo hồ sơ xin cấp phép;
(4) Đại diện quý doanh nghiệp đi nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng;
(5) Hỗ trợ giải trình tại cơ quan chức năng về hồ sơ;
(6) Tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị bản giải trình cần thiết trong trường hợp yêu cầu doanh nghiệp phải giải trình khi xin cấp phép;
(7) Đại diện doanh nghiệp lấy kết quả là Giấy phép kinh doanh;
(8) Đại diện doanh nghiệp nộp phí thẩm định cơ sở theo quy định của nhà nước;
(9) Hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục hoàn tất sau khi được cấp giấy phép.
THÔNG TIN LIÊN HỆ Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN Hotline: 0919 089 888 Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn Website: www.luatthanhdo.com.vn |
Bình luận