Tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai

Dấu treo và dấu giáp lai là hai cách thức đóng dấu thường được sử dụng trong hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nhà nước. Tương ứng với cách gọi khác nhau, dấu treo và dấu giáp lai có cách thức đóng khác nhau và thể hiện ý nghĩa pháp lý riêng nên các cá nhân trực tiếp thực hiện việc đóng dấu cần đặc biệt lưu ý. Cụ thể như sau:

1. Tính pháp lý của dấu treo

Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP, đóng dấu treo được thực hiện như sau: “Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo”.

Đối với văn bản của các cơ quan, tổ chức, tên cơ quan, tổ chức thường được đặt ngay đầu và nằm phía bên trái của văn bản. Do đó, dấu treo thường được đóng lên phía trái và bên trên của văn bản, đóng trùm lên tên cơ quan, tổ chức, tên phụ lục đó.

Mặc dù được quy định về cách thức đóng dấu treo tại văn bản pháp luật nhưng thực tế việc đóng dấu treo chỉ mang tính chất hình thức, không mang nhiều giá trị pháp lý. Theo đó, việc đóng dấu treo chủ yếu được dùng để khẳng định văn bản là một bộ phận của văn bản chính, tránh bị thay đổi nội dung văn bản. 

2. Tính pháp lý của dấu giáp lai

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư số 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, dấu giáp lai “được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản”.

Theo đó, bên cạnh chữ ký của các bên và dấu đóng trên chữ ký thì dấu giáp lai thường được sử dụng đóng vào các văn bản của cơ quan, tổ chức có từ hai tờ trở lên. Việc đóng dấu giáp lai sẽ góp phần đảm bảo tính chính xác của từng tờ trong văn bản và ngăn chặn việc tự ý thay đổi nội dung văn bản nhưng không phải là yếu tố quyết định đến giá trị pháp lý của văn bản.

Ngoài một số quy định chung nêu trên, việc đóng dấu giáp lai trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành (theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP). Ví dụ điển hình là quy định chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng theo Luật công chứng 2014, quy định về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP...... Do vậy, nếu hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành, các cá nhân có liên quan cần chủ động tìm hiểu để thực hiện đúng quy định pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, cách thức đóng dấu treo và dấu giáp lai được hướng dẫn khá chi tiết trong văn bản pháp luật tuy nhiên chúng lại không quyết định giá trị pháp lý của văn bản. Thay vào đó, giá trị pháp lý của văn bản phụ thuộc vào nội dung văn bản và chữ ký xác nhận của các bên trong văn bản.

Bài viết cùng chủ đề:

Thủ tục chứng nhận lãnh sự 

Hướng dẫn xuất nhập cảnh đổi với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam

Trên đây là bài viết tổng hợp về tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai để Quý khách hàng tham khảo. Nếu có vướng mắc liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết.

Trân trọng./.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN
Hotline: 0919 089 888
CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ
Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, phố Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (024) 3789 8686

Bình luận

Froniouri

Froniouri - 06/11/2022 13:06:23

Clomid Recherche D Aide Tcknen [url=https://newfasttadalafil.com/]cialis online no prescription[/url] Propecia Escaldes Cialis Red painful eye b. https://newfasttadalafil.com/ - buying cheap cialis online Virgar

Bình luận