Tư vấn thủ tục cấp đổi giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022

Thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển và là một lĩnh vực đầu tư được đông đảo nhà đầu tư quan tâm. Luật Thành Đô đã có hàng loạt các bài viết tư vấn, hướng dẫn miễn phí về giấy phép xuất khẩu lao động (Tên gọi theo quy định pháp luật hiện hành là Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) dành cho các Quý doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp được Luật Thành Đô hỗ trợ thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu lao động phát sinh nhu cầu cấp đổi giấy phép xuất khẩu lao động.

Vì vậy, Công ty Luật Thành Đô xin gửi Quý khách hàng những tư vấn về thủ tục cấp đổi giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022.

Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu lao động

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ CẤP ĐỔI GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11;

2. Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

3. Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2017 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

4. Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

5. Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành “Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài”;

6. Quyết định số 1012/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý lao động ngoài nước;

7. Quyết định 144/2007/QĐ-TTg về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước;

8. Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP ĐỔI GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được cấp Giấy phép xuất khẩu lao động nhưng nay do thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh nên muốn cấp đổi Giấy phép xuất khẩu lao động.

3. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP ĐỔI GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Để được cấp đổi Giấy phép xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam;

- Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép xuất khẩu lao động nhưng do có sự thay đổi về nội dung đăng ký kinh doanh nên phải cấp đổi Giấy phép giấy phép xuất khẩu lao động;

- Doanh nghiệp đảm bảo số lượng vốn pháp định là 5 tỷ đồng Việt Nam;

- Doanh nghiệp đảm bảo mức tiền ký quỹ là 01 (một) tỷ đồng tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong trường hợp tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp phải nộp bổ sung cho đủ mức tiền ký quỹ theo quy định;

- Doanh nghiệp trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Doanh nghiệp phải có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đề án xin giấy phép xuất khẩu lao động phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Doanh nghiệp phải có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó, bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi làm việc ở nước ngoài được tổ chức thành trường hoặc trung tâm đào tạo, phải có ít nhất hai bộ phận sau: Bộ phận đào tạo và Bộ phận quản lý học viên;

- Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

- Doanh nghiệp đã có đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước (1% số thu tiền dịch vụ hàng năm).

Xem thêm: Điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022

4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ THỰC HIỆN CẤP ĐỔI GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

4.1. Hồ sơ xin cấp đổi Giấy phép xuất khẩu lao động

Hồ sơ xin cấp đổi giấy phép xuất khẩu lao động bao gồm:

- Văn bản đề nghị đổi Giấy phép xuất khẩu lao động của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục số 03 Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH);

- Giấy phép xuất khẩu lao động đã được cấp;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp lại;

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định;

- Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở thành người lãnh đạo điều hành hoạt động xuất khẩu lao động (bao gồm: Bằng cấp từ trình độ đại học trở lên; Giấy tờ chứng minh có đủ 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế);

- Báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao;

- Giấy tờ xác nhận việc đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Xem thêm: Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022

4.2. Thời điểm doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép xuất khẩu lao động

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quá thời hạn này mà doanh nghiệp không gửi hồ sơ đổi Giấy phép xuất khẩu lao động thì Giấy phép xuất khẩu lao động mặc nhiên hết hiệu lực.

4.3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ & trả kết quả

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép xuất khẩu lao động là Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ.

Địa chỉ: Số 41 Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Người có thẩm quyền xem xét đổi Giấy phép xuất khẩu lao động là Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét đổi Giấy phép xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp dịch vụ, nếu không đổi Giấy phép xuất khẩu lao động phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

4.4. Thời gian thực hiện & Lệ phí cấp đổi Giấy phép xuất khẩu lao động

Thời gian cấp đổi giấy phép xuất khẩu lao động là trong 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí cấp đổi Giấy phép xuất khẩu lao động là 2.500.000 đồng. Lệ phí này sẽ được nộp tại Cục Quản lý lao động ngoài nước khi nhận Giấy phép xuất khẩu lao động.

4.5. Hậu quả pháp lý của việc cấp đổi Giấy phép xuất khẩu lao động

- Trong thời gian từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đến khi được đổi Giấy phép xuất khẩu lao động hoặc nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép xuất khẩu lao động, doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Trường hợp không được đổi Giấy phép xuất khẩu lao động, doanh nghiệp phải chấm dứt việc ký kết các Hợp đồng cung ứng lao động, tuyển chọn lao động mới kể từ ngày nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép xuất khẩu lao động;

- Sau 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép xuất khẩu lao động, doanh nghiệp dịch vụ phải chấm dứt hoạt động ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tuyển chọn lao động; Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động, tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

5. DỊCH VỤ CẤP ĐỐI GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA LUẬT THÀNH ĐÔ

Công ty Luật Thành Đô cung cấp các dịch vụ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động, cấp đổi giấy phép xuất khẩu lao động. Do nhu cầu của các doanh nghiệp là khác nhau, Công ty Luật Thành Đô cung cấp các gói dịch vụ với mức giá tùy thuộc vào nhu cầu của Quý doanh nghiệp.

5.1. Phương án thứ nhất

Luật Thành Đô tư vấn, soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ, Quý khách hàng tự liên hệ nộp và xử lý hồ sơ.

Với phương án này Luật Thành Đô sẽ thực hiện các công việc sau:

- Tư vấn và giải đáp các vướng mắc của Quý khách hàng về hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động;

- Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật về việc xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động;

- Bàn giao cho Quý khách hàng hồ sơ hoàn thiện và hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ, chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan cấp phép (Nếu có);

- Phối hợp 100% sức lực và trách nhiệm với khách hàng trong quá trính xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động, cấp đổi giấy phép xuất khẩu lao động;

Thời gian thực hiện: 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng.

Phí dịch vụ: Vui lòng liên hệ hotline 0919 089 888 để có giá tốt nhất!

5.2. Phương án thứ hai

Dịch vụ trọn gói: Luật Thành Đô chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc xin cấp phép – Bàn giao giấy phép xuất khẩu lao động cho khách hàng.

Đối với phương án này các công việc Luật Thành Đô sẽ thực hiện các công việc sau:

- Tư vấn và giải đáp các vướng mắc của Quý khách hàng về hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động;

- Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật về việc xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động;

- Trực tiếp nộp hồ sơ và liên hệ xử lý, chỉnh sửa bổ sung hồ sơ, giải trình và làm việc với cơ quan cấp phép để đạt hiệu quả công việc (Cấp phép);

- Nhận và bàn giao Giấy phép xuất khẩu lao động cho khách hàng;

- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng hoạt động xuất khẩu lao động đúng quy định của pháp luật;

- Tư vấn pháp lý miễn phí cho khách hàng trong thời hạn 01 năm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của khách hàng.

Thời gian thực hiện: 120 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Phí dịch vụ trọn gói: Vui lòng liên hệ hotline 0919 089 888 để có giá tốt nhất!

3. Phương án thứ ba

Luật Thành Đô thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao tư vấn hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ và phối hợp với khách hàng trong quá trình làm thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động.

Dịch vụ này bao gồm hướng dẫn các điều kiện cấp phép; Trình tự thực hiện; Hồ sơ cần chuẩn bị; Cách thức tiến hành.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn giấy phép liên quan đến thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động, cấp đổi Giấy phép xuất khẩu lao động.

Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, Quý khách vui lòng liên hệ công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận