Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (hay còn gọi là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) khi hoạt động. Vậy việc xin giấy phép nên bắt đầu từ đâu và cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ, thủ tục gì? Để giải đáp những thắc mắc của Quý độc giả về vấn đề này, Luật Thành Đô xin trân trọng gửi tới bài viết Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y Tế;

- Thông tư số 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương;

- Thông tư số 58/2014/TT-BCT quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương;

- Thông tư số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

II. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Bước 1: Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước khi chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép cần xét xem đã đáp ứng các điều kiện sau:

- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm (thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố);

- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Lưu ý: Các trường hợp sau không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Nhà hàng trong khách sạn;

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Kinh doanh thức ăn đường phố;

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Bước 2: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thực hiện theo Mẫu số 01a được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT);

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất (thực hiện theo Mẫu 2a đối với cơ sở sản xuất hoặc Mẫu 2b đối với cơ sở kinh doanh hoặc cả hai mẫu trên đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT);

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Nộp bản sao giấy xác nhận đối với trường hợp dưới 30 người; Nộp danh sách đã được tập huấn đối với từ 30 người trở lên);

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (Nộp bản sao giấy xác nhận đối với trường hợp dưới 30 người; Nộp danh sách kết quả khám sức khỏe, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm).

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, sẽ gửi hồ sơ đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công thương tùy theo lĩnh vực được phân công quản lý)

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nếu đủ điều kiện thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Bài viết cùng chủ đề:

Điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Luật Thành Đô về trình tự, thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu Quý độc giả còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận