Cách tra cứu ngành nghề kinh đầu tư
- 19/10/2021
- Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
- 0 Nhận xét
Ngành nghề đầu tư là một trong những nội dung quan trọng nhất của một dự án đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài phải tra cứu, kiểm tra điều kiện hoạt động ngành nghề đầu tư dự kiến đầu tư trước khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Để nhà đầu tư hiểu rõ về việc tra cứu ngành nghề đầu tư, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết Cách tra cứu ngành nghề kinh đầu tư.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Biểu cam kết WTO về dịch vụ của Việt Nam;
- Luật đầu tư số 61/2020/QH14;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;
- Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 09/04/2021 quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
II. CÁC KHÁI NIỆM CẦN PHẢI BIẾT ĐỂ TRA CỨU NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ
2.1. Khái niệm mã CPC
Khi nhà đầu tư tra cứu ngành nghề kinh doanh tại biểu cam kết WTO sẽ nhận thấy sự xuất hiện của rất nhiều mã CPC gắn liền với lĩnh vực đầu tư kinh doanh, ví dụ: Dịch vụ phát hành phim (CPC 96113); Dịch vụ sản xuất phim (CPC 96112); Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị (CPC 8674);.... Vậy các mã CPC này là gì và tại sao nhà đầu tư phải biết về các mã CPC này, Luật Thành Đô xin đưa ra câu trả lời như sau:
- Mã CPC - Provisional Central Product Classification là mã định danh cho các ngành nghề kinh doanh trong hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc, mỗi ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh cụ thể sẽ được quy định bằng một mã CPC. Mã CPC này sẽ là căn cứ để đối chiếu, nhận dạng các ngành nghề đầu tư kinh doanh trong Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO;
- Mỗi mã CPC quy định các cam kết riêng về mở của thị trường;
- Nhà đầu tư khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh thì phải kiểm tra mã CPC theo ngành nghề đó để nắm rõ rằng ngành nghề đó đã được cam kết hay chưa và điều kiện cam kết là gì. Nếu các ngành nghề đó chưa cam kết hoặc cam kết nhưng có điều kiện kèo theo thì các nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện tại mã CPC đó mới được phép đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
- Để tra cứu chính xác ngành nghề theo mã CPC thì người tra cứu phải có kỹ năng tra cứu và sử dụng đúng tài liệu tham khảo.
2.2. Khái niệm mã VSIC
Sau khi tìm hiểu về mã CPC, nhà đầu tư nước ngoài cần tiếp tục tìm hiểu và nắm rõ mà VSIC hay còn gọi là mã ngành nghề kinh doanh. Mã VSIC là mã ngành nghề kinh doanh được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có hiệu lực từ 20/8/2018. Hệ thống ngành nghề này gồm các nội dung sau:
- Ban hành Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam bằng mã VSIC bao gồm 05 cấp ngành nghề từ 1 đến 5;
- Các ngành nghề kinh tế được phép kinh doanh tại Việt Nam được sắp xếp và định danh bằng một mã VSIC nhất định, nhà đầu tư khi đăng ký hoạt động ngành nghề này chỉ cần liệt kê mã cấp 4 trong hệ thống danh mục mà không cần liệt kê toàn bộ mã ngành nghề.
III. HƯỚNG DẪN CÁCH TRA CỨU NGÀNH NGHỀ KHI ĐẦU TƯ
3.1. Hướng dẫn tra cứu ngành nghề theo mã CPC
Để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam, trước tiên nhà đầu tư phải tra cứu các ngành nghề tại Biểu cam kết WTO bằng mã CPC, để tra cứu ngành nghề theo mã CPC nhà đầu tư có thể thực hiện như sau:
Nhà đầu tư có thể tra cứu ngành nghề theo mã VSIC tương đối đơn giản theo các cách sau:
Bước 1: Mở biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
Bước 2: Chuyển đến phần II – Cam kết về thương mại và dịch vụ
Bước 3: Tra cứu ngành nghề kinh doanh và các mã CPC đi kèm các nội dung về điều kiện kinh doanh nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng khi hoạt động kinh doanh đối với lĩnh vực kinh doanh đó tại Việt Nam. Trường hợp không có điều kiện nào thì nhà đầu tư được phép đăng ký và kinh doanh lĩnh vực đó mà không cần đáp ứng điều kiện nào.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài còn có thể truy cập Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài https://vietnaminvest.gov.vn sau đó chọn mục Danh mục ngành nghề đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và tìm kiếm ngành nghề đầu tư và xác định điều kiện.
3.2. Hướng dẫn tra cứu ngành nghề theo mã VSIC
Sau khi đã tra cứu được ngành nghề kinh doanh thích hợp theo mã CPC, nhà đầu tư nước ngoài phải tra cứu để lựa chọn các ngành nghề kinh doanh đó theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, các bước tra cứu như sau:
Bước 1: Mở quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam;
Bước 2: Tra cứu theo từ khóa của ngành nghề mong muốn kinh doanh;
Bước 3: Tra cứu mã ngành nghề cấp 4 được quy định tại danh mục phù hợp với ngành nghề mong muốn kinh doanh.
Ngoài cách tra cứu trên, nhà đầu tư cũng có thể tra cứu ngành nghề kinh tế tại Cổn thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Lưu ý: Sau khi tra cứu được mã CPC và mã VSIC cho ngành nghề kinh doanh phù hợp, nhà đầu tư cần chuyển đổi mà VSIC sang mã CPC theo ngành nghề kinh doanh của mình.
Để thực hiện việc chuyển đổi này, nhà đầu tư phải nắm rõ được nhu cầu và mục đích khi lựa chọn ngành nghề đầu tư của dự án đầu tư vào Việt Nam để làm gì, trên có sở đó mới có thể xác định trên danh sách mã CPC giữa Việt Nam và WTO để phù hợp với những thỏa thuận quốc tế.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Thành Đô về cách tra cứu ngành nghề khi đầu tư. Nếu có bất cứ vướng mắc liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN Hotline: 0919 089 888 Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn Website: www.luatthanhdo.com.vn |
Bình luận