Mức phạt xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư nước ngoài

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang thực hiện lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thay thế Nghị định số 50/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên, do Nghị định mới chưa ban hành, do vậy các quy định về mức phạt xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn áp dụng theo quy định tại Nghị định số 50/2016/NĐ-CP cho đến khi có Nghị định mới khác thay thế.

Bài viết dưới đây của Công ty Luật Thành Đô sẽ thể hiện chi tiết hơn về Mức phạt xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư nước ngoài.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Đầu tư năm 2020;

– Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Mức phạt xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư nước ngoài

II. QUY ĐỊNH VỀ MỨC PHẠT XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

2.1. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

 Điều 3 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động đầu tư nước ngoài. Theo đó đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tương ứng như buộc thực hiện báo cáo đầu tư, buộc thực hiện đúng các nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư….

2.2. Mức phạt xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư nước ngoài

Khi áp dụng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, mức phạt tiền là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức. Các mức phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm các quy định về hoạt động đầu tư tại Việt Nam như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

 Đối với hành vi không thực hiện báo cáo cho cơ quan đăng ký đầu tư trước khi bắt đầu thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư;

+ Báo cáo không trung thực về hoạt động đầu tư;

+ Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật đầu tư;

+ Thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành;

+ Chấm dứt hoạt động Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:

 Đối với hành vi lập hồ sơ dự án đầu tư không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Không thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

+ Không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư;

+ Giãn tiến độ thực hiện dự án, giãn tiến độ đầu tư nhưng không đề xuất bằng văn bản với cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư;

+ Tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư;

+ Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, thủ tục thanh lý dự án đầu tư.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư (đối với trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư;

+ Không đáp ứng các điều kiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;

+ Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi chuyển nhượng dự án đầu tư;

+ Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư;

+ Tiếp tục triển khai dự án khi đã bị cơ quan đăng ký đầu tư quyết định ngừng hoạt động;

+ Tiếp tục triển khai dự án khi đã chấm dứt hoạt động mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận;

+ Không triển khai dự án đầu tư sau 12 (mười hai) tháng mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận.

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng: Đối với hành vi triển khai thực hiện dự án khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC đối với hành vi vi phạm: thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành;;

+ Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm chấm dứt hoạt động Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành.

- Vi phạm các quy định về ưu đãi đầu tư:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi không đáp ứng những điều kiện cam kết để được hưởng ưu đãi đầu tư. Trường hợp kê khai để hưởng ưu đãi đầu tư có vi phạm pháp luật về thuế thì áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không chính xác, không trung thực các thông tin cần thiết để được hưởng ưu đãi đầu tư.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả những ưu đãi đầu tư đã được hưởng không đúng quy định đối với hành vi vi phạm trên.

Tuy nhiên, theo đáng giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay Nghị định 50/2016/NĐ-CP chưa bao quát hết hành vi vi phạm thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như lĩnh vực quy hoạch, lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Do vậy, tại dự thảo Nghị định sửa đổi lần này, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung các nội dung trên nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Trong lĩnh vực đầu tư, mức xử phạt đối với một số hành vi còn thấp, chưa đủ sức răn đe. Ví dụ, hành vi vi phạm quy định về giãn tiến độ, không thực hiện dự án sau 12 tháng chỉ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, do vậy, nhiều nhà đầu tư lợi dụng để đầu cơ đất, giữ đất hoặc đăng ký đầu tư rồi bán lại dự án.v.v. là mức xử phạt nhẹ so với khả năng thất thoát, lãng phí vốn nhà nước nếu để xảy ra vi phạm... Từ những lý do nêu trên cho thấy việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là rất cần thiết.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Thành Đô về Mức phạt xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư nước ngoài. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô qua hotline 0919 089 888 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể hoặc liên hệ trực tiếp để được sử dụng dịch vụ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận