Những lưu ý sau khi xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền ban hành cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thường được gắn liền với các dự án đầu tư và áp dụng phần lớn cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, phía sau thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn rất nhiều thủ tục hành chính khác, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Vậy những thủ tục đó cụ thể là gì? Chúng ta hãy cùng Luật Thành Đô tìm hiểu thông qua bài viết Những lưu ý sau khi xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật đầu tư số 61/2020/QH14;

- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp;

- Văn bản pháp lý khác có liên quan.

Những lưu ý sau khi xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

II. NHỮNG LƯU Ý SAU KHI XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

2.1. Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình nghiệp.

Thủ tục đăng ký thành lập được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các tài liệu sau:

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

(2) Điều lệ công ty;

(3) Danh sách thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;

(4) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu) đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân; Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

(5) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(6) Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục.

ước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Bước 3: Giải trình, cung cấp các tài liệu khác (nếu có)

Bước 4: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo sửa đổi/bổ sung hồ sơ.

2.2. Các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư cần hoàn thiện các thủ tục sau:

(1) Đăng ký chữ ký số: quý khách đăng ký sử dụng chữ ký số với nhà cung cấp dịch vụ, hiện ở Việt Nam có 16 nhà cung cấp

(2) Kê khai và nộp thuế môn bài

Thời gian chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh và ngày cuối cùng của tháng thành lập đối với doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất kinh doanh

(3) Mở tài khoản ngân hàng: mở tài khoản và thông báo thông tin tài khoản với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

(4) Nộp hồ sơ đăng ký địa chỉ Email, đăng ký nộp thuế điện tử

(5) Thủ tục phát hành hóa đơn: 5 ngày làm việc

- Liên hệ nhà cung cấp hóa đơn điện tử và ký kết hợp đồng mua hóa đơn điện tử;

- Nộp hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử qua mạng;

- Nộp hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử tại cơ quan thuế;

- Chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn cán bộ thuế (tại doanh nghiệp).

2.3. Thực hiện dự án đầu tư đúng theo quy định tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo Điều 40 Luật đầu tư năm 2020 thì nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

- Tên dự án đầu tư;

- Nhà đầu tư;

- Mã số dự án đầu tư;

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng;

- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;

- Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động);

- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;

- Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn;

- Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có);

- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Do đó, sau khi nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã được cấp tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với các nội dung cụ thể trên.

Những lưu ý sau khi xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trên đây là tư vấn của Luật Thành Đô liên quan đến những lưu ý sau khi xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào, vui lòng liên hệ Luật Thành Đô qua hotline 0919 089 888 để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận