Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Với nền kinh tế đang trên đà phát triển, Việt Nam đang là quốc gia nhận được khá nhiều hoạt động đầu tư đến từ các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khi nhắc đến nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta cần có một cái nhìn đúng đắn và am hiểu quy định của pháp luật để biết được nhà đầu tư nước ngoài họ là ai, điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam là gì. Để làm rõ vấn đề này, Luật Thành Đô giới thiệu bài viết Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật đầu tư 2020;

- Luật doanh nghiệp 2020;

- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

-Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;

- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

- Công văn số 8909/BKHĐT-PC về việc triển khai thi hành Luật đầu tư;

- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

II. NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LÀ GÌ

2.1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài

- Để trả lời cho câu hỏi “Nhà đầu tư nước ngoài là gì”, Khoản 19 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 có giải thích như sau: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;

- Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước trừ một số trường hợp quy định khác.

2.2. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

- Điều kiện chung về ngành nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật, đối với nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường của ngành, nghề đầu tư; Đối với những ngành, nghề mà Việt Nam đã cam kết, nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các điều kiện đối với ngành nghề đó thì Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;

- Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế.

Trừ những trường hợp hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư;

- Điều kiện về hình thức đầu tư: Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gồm có: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; thực hiện dự án đầu tư; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

- Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào các quy định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện, theo đó chứng minh và giải thích được các nội dung sau: Chứng minh về năng lực và kinh nghiệm của Nhà đầu tư; Mô tả rõ phương án hoạt động sản xuất kinh doanh (mô tả tính chất, đặc điểm, trình tự thực hiện hoạt động kinh doanh...); Các vấn đề liên quan đến điều kiện kinh doanh (trường hợp hoạt động kinh doanh thuộc diện kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài cần giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh tương ứng theo quy định của pháp luật); Giải trình về khả năng tham gia và phát triển thị trường; Chứng minh khả năng tài chính, các tài liệu chứng minh vốn chủ sở hữu; Giải trình về phương án thu xếp vốn và khả năng huy động vốn;

- Điều kiện về năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư: Theo biểu cam kết gia nhập WTO, kể từ ngày gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên doanh hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam đã được phép kinh doanh dịch vụ. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã có đối tác tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần làm rõ mối quan hệ hiện tại với đối tác, phương án thay đổi mối quan hệ với đối tác sau khi được cấp phép kinh doanh và phương án giải quyết mâu thuẫn hoặc tranh chấp có thể phát sinh với đối tác (nếu có).

- Điều kiện khác theo quy định theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam.

III. DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA LUẬT THÀNH ĐÔ

Sau khi nắm được thông tin khách hàng, Luật Thành Đô sẽ tiến hành các công việc sau:

(1) Tư vấn về điều kiện, quy trình, thủ tục, hồ sơ cần thiết để xin cấp giấy phép đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền;

(2) Tư vấn các phương án để thực hiện thủ tục, từ đó đưa ra ưu và khuyết điểm của các phương án để Quý khách có thể lựa chọn cách tiến hành phù hợp với tình hình của nhà đầu tư và doanh nghiệp;

(3) Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các giấy tờ, kiểm tra giấy tờ tài liệu được cung cấp;

(4) Xây dựng và soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư;

(5) Đại diện khách hàng đi nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng;

(6) Hỗ trợ giải trình tại cơ quan chức năng về hồ sơ theo quy định của pháp luật;

(7) Đại diện khách hàng lấy kết quả là giấy phép đầu tư;

(8) Đại diện khách hàng nộp phí, lệ phí nhà nước theo quy định của nhà nước;

(9) Hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp các thủ tục hoàn tất sau khi được cấp giấy phép;

Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Trên đây là bài viết của Luật Thành Đô liên quan đến Nhà đầu tư nước ngoài gì. Quý khách hàng tham khảo bài viết, nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan vui lòng liên hệ Luật Thành Đô qua hotline 0919 089 888 để được giải đáp và tư vấn thủ tục.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận