Phân biệt bên kiểm soát và bên xử lý dữ liệu cá nhân

Hiện nay, vẫn còn nhiều trường hợp doanh nghiệp chưa nắm rõ bản chất giữa bên kiểm soát dữ liệu cá nhân và bên xử lý dữ liệu cá nhân, đồng thời còn nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này với nhau. Việc phân biệt bên kiểm soát và bên xử lý dữ liệu cá nhân sẽ đảm bảo những nghĩa vụ mà pháp luật quy định về bảo mật dữ liệu giúp phản ánh đúng vai trò của doanh nghiệp trong quá trình xử lý dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023. Vậy, bên kiểm soát dữ liệu cá nhân và bên xử lý dữ liệu cá nhân là gì, có những điểm khác nhau như thế nào? Cùng Luật Thành Đô đi tìm hiểu thông qua bài viết “Phân biệt Bên kiểm soát dữ liệu cá nhân và Bên xử lý dữ liệu cá nhân”.

Phân biệt bên kiểm soát và bên xử lý dữ liệu cá nhân

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật An ninh mạng 2018;

- Nghị định 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 4 năm 2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân;

- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Bài viết liên quan: Thủ tục lập, gửi hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân 2023

II. PHÂN BIỆT BÊN KIỂM SOÁT VÀ BÊN XỬ LÝ DỮ LIỆU CÁ NHÂN

2.1. Định nghĩa Bên kiểm soát và Bên xử lý dữ liệu cá nhân

- Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì bên kiểm soát dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân quyết định mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu cá nhân.

- Theo quy định khoản 10 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì bên xử lý dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý dữ liệu thay mặt cho Bên Kiểm soát dữ liệu, thông qua một hợp đồng hoặc thỏa thuận với Bên Kiểm soát dữ liệu.

Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục: Tư vấn doanh nghiệp

2.2. Sự khác nhau giữa Bên kiểm soát dữ liệu cá nhân và Bên xử lý dữ liệu cá nhân

Tiêu chí

Bên kiểm soát dữ liệu cá nhân

Bên xử lý dữ liệu cá nhân

Khái niệm

Bên kiểm soát dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân quyết định  mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu cá nhân.

Bên Kiểm soát dữ liệu đóng vai trò lớn hơn trong việc thông báo và hợp tác với các cơ quan nếu có sự vi phạm dữ liệu cá nhân. Bên Kiểm soát dữ liệu chịu trách nhiệm cuối cùng trước chủ thể dữ liệu và có nghĩa vụ chứng minh rằng đã có được sự đồng ý trước cho tất cả các hoạt động xử lý.

Bên xử lý dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý dữ liệu thay mặt cho bên kiểm soát dữ liệu, thông qua một hợp đồng hoặc thỏa thuận với bên kiểm soát dữ liệu.

Việc cung cấp dữ liệu cá nhân

- Được cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức, cá nhân khác khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.

- Thay mặt chủ thể dữ liệu cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức hoặc cá nhân khác khi chủ thể dữ liệu đồng ý cho phép đại diện và ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Bên kiểm soát dữ liệu cá nhân tiếp nhận yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân, theo dõi quá trình, danh sách cung cấp dữ liệu cá nhân theo yêu cầu. Khi nhận được yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân hợp lệ, bên kiểm soát dữ liệu có trách nhiệm giải quyết yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân

Bên xử lý dữ liệu cá nhân không được cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức, cá nhân khác (trừ khi có hợp đồng hoặc thỏa thuận về xử lý dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân)

Chỉnh sửa dữ liệu cá nhân

Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu sau khi được chủ thể dữ liệu cá nhân đồng ý ngay khi có thể hoặc theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 

Bên Xử lý dữ liệu cá nhân chỉ được chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu sau khi được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân đồng ý bằng văn bản và biết rõ rằng đã có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.

Xóa dữ liệu cá nhân

Bên kiểm soát dữ liệu cá nhân được xóa dữ liệu cá nhân khi được chủ thể dữ liệu yêu cầu trong các trường hợp:

- Nhận thấy không còn cần thiết cho mục đích thu thập đã đồng ý và chấp nhận các thiệt hại có thể xảy ra khi yêu cầu xóa dữ liệu;

- Rút lại sự đồng ý;

- Phản đối việc xử lý dữ liệu và Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không có lý do chính đáng để tiếp tục xử lý;

- Dữ liệu cá nhân được xử lý không đúng với mục đích đã đồng ý hoặc việc xử lý dữ liệu cá nhân là vi phạm quy định của pháp luật;

- Dữ liệu cá nhân phải xóa theo quy định của pháp luật.

Bên xử lý dữ liệu cá nhân không có quyền xóa dữ liệu cá nhân 

Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Khi phát hiện xảy ra vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân thông báo cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) chậm nhất 72 giờ sau khi xảy ra hành vi vi phạm. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân phải lập Biên bản xác nhận về việc xảy ra hành vi vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, phối hợp với Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) xử lý hành vi vi phạm.

Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phải thông báo cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân một cách nhanh nhất có thể sau khi nhận thấy có sự vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Việc đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân

Bên kiểm soát dữ liệu cá nhân phải lập và lưu giữ hồ sơ đánh giá tác động xử lý cá nhân của mình kể từ thời điểm bắt đầu xử lý dữ liệu cá nhân.

Bên xử lý dữ liệu cá nhân chỉ tiến hành lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp thực hiện hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân

Về trách nhiệm của 

các bên

- Thực hiện các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cùng các biện pháp an toàn, bảo mật phù hợp để chứng minh các hoạt động xử lý dữ liệu đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, rà soát và cập nhật các biện pháp này khi cần thiết.

- Ghi lại và lưu trữ nhật ký hệ thống quá trình xử lý dữ liệu cá nhân.

- Thông báo hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân

- Lựa chọn Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phù hợp với nhiệm vụ rõ ràng và chỉ làm việc với Bên Xử lý dữ liệu cá nhân có các biện pháp bảo vệ phù hợp.

- Bảo đảm các quyền của chủ thể dữ liệu (quyền được biết; quyền đồng ý; quyền truy cập; quyền rút lại sự đồng ý; quyền xóa dữ liệu; quyền hạn chế xử lý dữ liệu; quyền cung cấp dữ liệu; quyền phản đối xử lý dữ liệu; quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; quyền tự bảo vệ)

- Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân chịu trách nhiệm trước chủ thể dữ liệu về các thiệt hại do quá trình xử lý dữ liệu cá nhân gây ra.

- Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Chỉ tiếp nhận dữ liệu cá nhân sau khi có hợp đồng hoặc thỏa thuận về xử lý dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.

- Xử lý dữ liệu cá nhân theo đúng hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Bên Xử lý dữ liệu cá nhân chịu trách nhiệm trước chủ thể dữ liệu về các thiệt hại do quá trình xử lý dữ liệu cá nhân gây ra.

- Xóa, trả lại toàn bộ dữ liệu cá nhân cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân sau khi kết thúc xử lý dữ liệu.

- Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung phân tích của Luật Thành Đô về bài viết “Phân biệt bên kiểm soát dữ liệu cá nhân và bên xử lý dữ liệu cá nhân. Với nội dung bài viết trên, Luật Thành Đô cho rằng đây là những thông tin hữu ích và cần thiết để doanh nghiệp xác định vai trò, trách nhiệm của mình đối với hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân. Quý khách có thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ luật sư qua Hotline: 0919 089 888 để được tư vấn chi tiết

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận