Những điều cần biết sau khi nhận giấy phép xuất khẩu lao động

Đối với nước ta hiện nay, Xuất khẩu lao động vẫn là một trong những giải pháp vô cùng hữu hiệu bởi nó không chỉ góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân mà còn là một biện pháp để bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của nguồn nhân lực. Với những lợi ích đó, Nhà nước luôn chú trọng xây dựng các chính sách mở để khuyến khích hoạt động này. Số lượng doanh nghiệp được cấp Giấy phép xuất khẩu lao động (hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) và số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo đó cũng tăng lên đáng kể.

Giấy phép xuất khẩu lao động

Tuy nhiên, các thủ tục liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện nay còn khá phức tạp nên số lượng doanh nghiệp dịch vụ cũng như số lượng lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài vẫn chưa cao. Vì vậy, để các Quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thủ tục đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật thành Đô xin được gửi tới Quý doanh nghiệp bài viết “Thủ tục đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau khi được cấp Giấy phép xuất khẩu lao động” để các Quý doanh nghiệp có thể tham khảo.

Có thể bạn quan tâm:

Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động;

Điều kiện xin cấp giấy phép xuát khẩu lao động;

Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động;

Những điều cần biết khi xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động;

Đề án hoát động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Đơn xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động;

Tư vấn thủ tục cấp đổi giấy phép xuất khẩu lao động.

 

I. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo chế độ hợp đồng (Doanh nghiệp có giấy  phép xuất khẩu lao động);

- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chế độ hợp đồng.

II. THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN

Doanh nghiệp dịch vụ được phép thực hiện các thủ tục để đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo chế độ hợp đồng sau khi được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (thường được gọi là Giấy phép xuất khẩu lao động).

III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

Bước 1: Ký kết Hợp đồng cung ứng lao động

- Hợp đồng cung ứng lao động được ký kết giữa doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chế độ hợp đồng với cơ sở tiếp nhận lao động ở nước ngoài.

- Nội dung: Hợp đồng cung ứng lao động là sự thoả thuận về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài.

- Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật việt nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và có các nội dung chính sau đây:

1. Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng

Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng bao gồm: Tên đầy đủ, tên giao dịch của bên tham gia ký kết hợp đồng; Đại diện của các bên; Địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ giao dịch; số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Mã số doanh nghiệp, ngày cấp (nếu có), mã số thuế, số tài khoản; Điện thoại, fax, email; các thông tin liên quan khác.

2. Các nội dung về điều kiện cung ứng, tiếp nhận lao động: số lượng lao động sẽ cung ứng/tiếp nhận; ngành, nghề, công việc phải làm; Địa điểm làm việc; Thời hạn làm việc; Điều kiện, môi trường làm việc; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; An toàn và bảo hộ lao động; Tiền lương, tiền công, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt; Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; Chế độ bảo him; Trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí đưa lao động về nước và các điều kiện liên quan khác. Trường hợp hợp đồng cung ứng lao động chỉ là hợp đồng chính thì các nội dung quy định tại khoản này phải được thể hiện cụ thể trong các phụ lục của hợp đồng.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng

Trong hợp đồng phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hp đồng trong việc tổ chức tuyển chọn, đào tạo lao động trước xuất cảnh, làm các thủ tục đưa và tiếp nhận lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, giải quyết phát sinh khi người lao động làm việc ở nước ngoài.

4. Tiền môi giới (nếu có)

Trong Hợp đồng phải quy định cụ thể mức tiền môi giới, trách nhiệm thanh toán tiền môi giới (nếu có), đồng tiền dùng để thanh toán tiền môi giới, lộ trình thanh toán tiền môi giới (tiến độ, thời điểm, phương thức thanh toán).

5. Giải quyết tranh chấp

Tranh chấp giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký.

Các tranh chấp chưa được thỏa thuận trong hợp đồng thì lựa chọn áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động hoặc quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để giải quyết.

6. Thời hạn hợp đồng và gia hạn hợp đồng

Trong hợp đồng phải quy định cụ thể thời hạn của hợp đồng và điều kiện gia hạn hợp đồng.

7. Chấm dứt hợp đồng cung ứng lao động trước thời hạn

Trong hợp đồng, các bên phải thỏa thuận, quy định cụ thể về: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng bởi các bên; Trách nhiệm của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng; Quyền của người lao động đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Bước 2: Đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động

1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

(1) Văn bản đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động của doanh nghiệp dịch vụ;

(2) Phương án thực hiện hợp đồng;

(3) Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với từng thị trường lao động;

(4) Bản sao Hợp đồng cung ứng lao động, có bản dịch bằng tiếng Việt.

Tư vấn xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

2. Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

 Cục quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Địa chỉ: 41B Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

3. Trình tự thực hiện

- Doanh nghiệp dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước;

- Cục quản lý lao động ngoài nước tiếp nhận, xem xét hồ sơ và có thể yêu cầu doanh nghiệp dịch vụ bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ;

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục quản lý lao động ngoài nước phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp dịch vụ, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

4. Thời hạn thực hiện: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Kết quả thực hiện: Văn bản chấp thuận việc đăng ký hợp đồng cung ứng lao động của doanh nghiệp dịch vụ do Cục quản lý lao động ngoài nước ban hành.

6. Hiệu lực của Hợp đồng cung ứng lao động

Hợp đồng cung ứng lao động có hiệu lực sau khi được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận.

7. Mẫu Hợp đồng cung ứng lao động

Hợp đồng lao động phải được xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH. Trường hợp nước tiếp nhận lao động có quy định mẫu Hợp đồng cung ứng lao động khác với mẫu quy định tại Phụ lục 1 thì hai bên có thể thoả thuận ký hợp đồng khác nhưng phải bảo đảm có đầy đủ nội dung như quy định trên.

Bước 3: Ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và hợp đồng lao động

Sau khi được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với Hợp đồng cung ứng lao động, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và người lao động phải ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thoả thuận về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp dịch vụ có thể hỗ trợ người lao động trọng việc ký kết Hợp đồng lao động với cơ sở tiếp nhận người lao động ở nước ngoài.

Tuy nhiên, các Quý doanh nghiệp cần lưu ý: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động phải có các nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động. Các thoả thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH)

Bước 4: Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết

Sau khi hoàn thiện các thủ tục về mặt pháp lý trên, doanh nghiệp dịch vụ có thể tiến hành đưa người lao động sang làm việc tại các cơ sở tiếp nhận người lao động ở nước ngoài để thực hiện các công việc theo Hợp đồng đã ký kết.

Trên đây là toàn bộ thủ tục mà các Quý doanh nghiệp phải thực hiện khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chế độ hợp đồng sau khi được cấp Giấy phép xuất khẩu lao động. Nếu Quý doanh nghiệp còn có bất cứ vướng mắc liên quan đến thủ tục này, xin vui lòng liên hệ với công ty Luật Thành Đô qua địa chỉ email hoặc số điện thoại.

Với đội ngũ luật sư nhiệt huyết, tận tình và giàu kinh nghiệm, Luật Thành Đô rất vui khi được tiếp nhận, giải đáp các vướng mắc có liên quan và luôn sẵn sàng trở thành người đồng hành của Quý doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chế độ hợp đồng.

Kính chúc các Quý doanh nghiệp ngày càng phát triển!

Trân trọng./

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận