Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty TNHH tại Việt Nam
- 04/08/2020
- Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
- 0 Nhận xét
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường thế giới. Với nguồn nhân lực dồi dào và tiềm năng phát triển kinh tế, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang dần chọn Việt Nam là điểm đầu tư cho chiến lược phát triển của mình. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ chọn các loại hình doanh nghiệp để thành lập và bắt đầu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để đi vào hoạt động, phải thực hiện các thủ tục hành chính bắt buộc để thành lập công ty tại Việt Nam. Loại hình công ty TNHH đang là loại hình được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để thành lập công ty tại Việt Nam. Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty TNHH tại Việt Nam sẽ được tiến hành như thế nào? Trình tự, thủ tục thực hiện ra sao? Thành phần hồ sơ gồm những gì?
Để giải đáp được những thắc mắc trên của Quý khách hàng, Luật Thành Đô xin trân trọng được giới thiệu tới quý khách hàng bài viết Nhà đầu tư nước ngoài thành lập Công ty TNHH tại Việt Nam.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật đầu tư năm 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH TẠI VIỆT NAM
Khi nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam, các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Lĩnh vực đầu tư không thuộc vào các lĩnh vực bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
- Đầu tư các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng;
- Đầu tư các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
- Đầu tư các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường;
- Đầu tư các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế;
(2) Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(3) Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư có điều kiện phải đảm bảo các điều kiện đầu tư theo quy định;
(4) Đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
(5) Phải có năng lực tài chính để phục vụ dự án đầu tư;
(6) Đảm bảo các điều kiện về môi trường, an ninh trật tự;
(7) Đáp ứng các điều kiện về chứng chỉ hành nghề và điều kiện về vốn đầu tư, vốn pháp theo quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể;
(8) Đối với lĩnh kinh doanh các ngành dịch vụ Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đăng ký các ngành dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập WTO, Phải đảm bảo các điều kiện cụ thể theo biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO;
III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH TẠI VIỆT NAM
Theo khoản 1 Điều 38 Luật đầu tư năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty TNHH tại Việt Nam phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3.1. Trường hợp dự án đầu tư không phải xin quyết định chủ trương
Bước 1: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư:
+ Sở kế hoạch và đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính
+ Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Giải trình về hồ sơ, điều kiện cấp phép (nếu có);
- Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 2: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Giải trình, cung cấp các tài liệu khác (nếu có);
- Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Thực hiện thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Kê khai, nộp thuế môn bài;
+ Thực hiện thủ tục phát hành hoá đơn.
3.2. Trường hợp dự án đầu tư phải xin quyết định chủ trương của cơ quan có thẩm quyền
Bước 1: Thủ tục xin quyết định chủ trương
- Chuẩn bị hồ sơ xin quyết định chủ trương;
- Nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương: Tùy thuộc vào quy mô và địa điểm thực hiện dự án, cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư có sự khác nhau. Các cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư gồm:
+ Quốc hội;
+ Chính phủ;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Giải trình về hồ sơ xin quyết định chủ trương (nếu có);
- Nhận kết quả là Quyết định chủ trương đầu tư của nhà đầu tư.
Lưu ý: Nhà đầu tư sau khi nhận được quyết định chủ trương trong vòng 05 ngày làm việc được cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 2: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Giải trình, cung cấp các tài liệu khác (nếu có);
- Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Thực hiện thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Kê khai, nộp thuế môn bài;
+ Thực hiện thủ tục phát hành hoá đơn.
IV. HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI
4.1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
(1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
(2) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
(3) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
(4) Đề xuất dự án đầu tư.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
(5) Nếu dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
(6) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
(7) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
(8) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
4.2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
(2) Điều lệ công ty;
(3) Danh sách thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
(4) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn cước/Hộ chiếu) đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân; Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
(5) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
V. MỘT SỐ LƯU Ý KHI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH TẠI VIỆT NAM
(1) Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH ở đây bao gồm Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
(2) Đối với Công ty TNHH một thành viên: Công ty TNHH một thành viên có một chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần;
(3) Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có từ hai đến năm mươi thành viên, các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần, được phát hành trái phiếu;
(4) Đặt tên doanh nghiệp: Luật đầu tư không quy định về quy cách đặt tên cho dự án. Nhà đầu tư có thể đặt tên dự án bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc phiên âm quốc tế của ngôn ngữ đó. Nội dung tên dự án phải trong sáng, phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Thông thường nhà đầu tư thường lấy tên công ty để đặt cho tên dự án;
(5) Nhà đầu tư: Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, có cam kết mở cửa thị trường thì Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của các Cơ quan có liên quan trước khi cấp, thay đổi đăng ký hoạt động đó tại các Giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp;
(6) Vốn điều lệ: Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật;
(7) Ngành nghề kinh doanh: Không được kinh doanh các ngành nghề nằm trong Danh mục ngành nghề cấm đầu tư tại Việt Nam, và chú ý khi kinh doanh các ngành nghề nằm trong Danh mục ngành nghề đầu tư có điều kiện tại Việt ngh.
VI. DỊCH VỤ THỰC HIỆN THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA LUẬT THÀNH ĐÔ
Sau khi nắm được thông tin khách hàng, Luật Thành Đô sẽ tiến hành các công việc sau:
(1) Tư vấn về điều kiện quy trình, thủ tục, hồ sơ cần thiết để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư & doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền để thành lập Công ty TNHH của nhà đầu tư nước ngoài;
(2) Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các giấy tờ, kiểm tra giấy tờ tài liệu được cung cấp;
(3) Xây dựng và soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư & giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
(4) Đại diện quý doanh nghiệp đi nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng;
(5) Hỗ trợ giải trình tại cơ quan chức năng về hồ sơ theo quy định của pháp luật;
(6) Đại diện doanh nghiệp lấy kết quả là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
(7) Đại diện doanh nghiệp nộp phí, lệ phí nhà nước theo quy định của nhà nước;
(8) Hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục hoàn tất sau khi được cấp giấy phép;
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô về trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thành lập Công ty TNHH tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam có thể liên hệ tới Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết và báo giá dịch vụ pháp lý.
THÔNG TIN LIÊN HỆ Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN Hotline: 0919 089 888 Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn Website: www.luatthanhdo.com.vn |
Bình luận