Nhà đầu tư nước ngoài có được bổ sung dịch vụ thể dục thể thao, yoga
- 20/10/2021
- Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
- 0 Nhận xét
Dịch vụ thể dục thể thao, yoga là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao, yoga thì phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ này. Để nhà đầu tư hiểu rõ về việc kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao, yoga, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết “Nhà đầu tư nước ngoài có được bổ sung dịch vụ thể dục thể thao, yoga”.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Biểu cam kết WTO về dịch vụ của Việt Nam;
- Luật đầu tư số 61/2020/QH14;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;
- Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 09/04/2021 quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
II. ĐIỀU KIỆN BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ DỊCH VỤ THỂ DỤC THỂ THAO, YOGA
Theo quy định tại Biểu cam kết WTO thì nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh dịch vụ thể dục thể (CPC 9641), vì vậy nhà đầu tư nước ngoài có thể bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao vào dự án đầu tư của mình. Tuy nhiên WTO chỉ cho phép nhà đầu tư thành lập công ty dưới hình thức liên doanh và tỷ lệ vốn của nhà đầu tư Theo Nghị định 36/2019/NĐ-CP thì doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao, yoga cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện về nhân sự:
(i) Người trực tiếp huấn luyện phải là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh; Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
(ii) Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao nếu có cung cấp dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể thao hoặc kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định phải đáp ứng các điều về người hướng dẫn tập luyện thể thao và điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao theo quy định;
(iii) Cơ sở kinh doanh phải đảm bảo nhân viên cứu hộ, nhân viên y tế tại cơ sở.
- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở kinh doanh phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
III. THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH DỊCH VỤ THỂ DỤC THỂ THAO, YOGA
3.1. Trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao, yoga bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
(2) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
(3) Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
(4) Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh tiến độ dự án (giải trình lý do điều chinhr)
(5) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh (nếu có).
(6) Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3.2. Trường hợp dự án đầu tư thuộc diện xin chấp thuận chủ trương đầu tư
Hồ sơ bổ sung ngành nghề dịch vụ thể dục thể thao, yoga bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
(2) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
(3) Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án;
(4) Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh điạ điểm đầu tư của nhà đầu tư (hợp đồng thuê địa điểm, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...);
(5) Bản sao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
(6) Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục trong trường hợp nhà đầu tư không trực tiếp nộp hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên, nhà đầu tư nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án đầu tư để điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
- Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ nêu trên tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó;
-Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ nêu trên tới Cơ quan đăng ký đầu tư
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó;
- Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ nêu trên tới Cơ quan đăng ký đầu tư
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó;
- Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
IV. THỦ TỤC BỔ SUNG TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Sau khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao, yoga vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục bổ sung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính;
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xác nhận việc bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao, ytoga cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Thành Đô về việc nhà đầu tư nước ngoài có được bổ sung dịch vụ thể dục thể thao, yoga hay không. Nếu có bất cứ vướng mắc liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN Hotline: 0919 089 888 Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn Website: www.luatthanhdo.com.vn |
Bình luận