Điều kiện về ngành nghề đầu tư tại Việt Nam

Điều kiện về ngành nghề đầu tư tại Việt Nam là một trong những vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm khi thực hiện dự án đầu tư bởi đây là mục tiêu, là “nòng cốt” của dự án đầu tư. Trong bài viết dưới đây, Luật Thành Đô trân trọng gửi tới Quý bạn đọc nội dung tư vấn chuyên sâu về vấn đề Điều kiện về ngành nghề đầu tư tại Việt Nam.

 

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật đầu tư số 61/2020/QH14;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

- Các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Điều kiện về ngành nghề đầu tư tại Việt Nam

II. ĐIỀU KIỆN VỀ NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

2.1. Điều kiện về ngành nghề đầu tư tại Việt Nam đối với nhà đầu tư trong nước

- Nhà đầu tư trong nước không được thực hiện các ngành nghề cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau:

+ Kinh doanh các chất ma túy;

+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định;

+ Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư 2020;

+ Kinh doanh mại dâm;

+ Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

+ Kinh doanh pháo nổ;

+ Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

- Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng thì nhà đầu tư chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện này và được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện, nhà đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh sau khi đăng ký kinh doanh ngành nghề đó theo quy định của pháp luật.

2.2. Điều kiện về ngành nghề đầu tư tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được kinh doanh các ngành nghề như đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp:

(i) Ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận thị trường;

(ii) Ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện phải đáp ứng toàn bộ điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành nghề đó.

Thứ hai, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy bao gồm sự giới hạn bởi:

+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

+ Hình thức đầu tư;

+ Phạm vi hoạt động đầu tư;

+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

+ Điều kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thứ ba, các điều kiện khác (nếu có) đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau đây:

+ Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;

+ Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;

+ Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;

+ Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;

+ Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

+ Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

- Trường hợp pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;

- Trường hợp pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ năm, nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.

Thứ sáu, điều kiện về ngành nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế về đầu tư.

- Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế về đầu tư có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư đó thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam thì được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo điều ước đó.

- Nếu các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện tiếp cận thị trường thì được lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với tất cả các ngành, nghề kinh doanh theo một trong các điều ước đó. Trường hợp đã lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo một điều ước quốc tế về đầu tư (gồm cả điều ước được ký mới hoặc được sửa đổi, bổ sung sau ngày điều ước đó có hiệu lực mà nhà đầu tư đó thuộc đối tượng áp dụng) thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo toàn bộ quy định của điều ước đó.

Thứ bảy, hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư.

- Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;

- Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;

- Đối với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

- Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.

Điều kiện về ngành nghề đầu tư tại Việt Nam

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề điều kiện về ngành nghề đầu tư tại Việt Nam. Nếu Quý bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô qua hotline 0919 089 888 hoặc email: luatsu@luatthanhdo.com.vn để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận