Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là thủ tục bắt buộc khi nhà đầu tư thay đổi nội dung trong dự án đầu tư của mình. Trong bài viết này, Luật Thành Đô sẽ giải thích những trường hợp nào bắt buộc phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và những trường hợp nào không bắt buộc.
I. CÁC TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC PHẢI ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
Theo luật đầu tư năm 2014, nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong các trường hợp sau:
1.1. Điều chỉnh thông tin nhà đầu tư (Tên, Số hộ chiếu, địa chỉ, email,…)
Nhà đầu tư bao gồm cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Thông tin nhà đầu tư được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư gồm:
Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Tên nhà đầu tư, giới tính, Quốc tịch, Ngày sinh, Thông tin hộ chiếu, Địa chỉ thường trú, Địa chỉ tạm trú, Số điện thoại, Email…
Đối với nhà đầu tư là pháp nhân: Tên Công ty, quyết định thành lập, Ngày cấp, Địa chỉ trụ sở chính, Thông tin số điện thoại, Fax, Email,…Thông tin người đại diện theo pháp luật,…
1.2. Điều chỉnh vốn đầu tư (bao gồm tổng vốn đầu tư, vốn góp, vốn vay), tiến độ góp vốn và huy động vốn, giãn tiến độ góp vốn đầu tư
Khi đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ ghi nhận những thông tin mà nhà đầu tư đã đề xuất bao gồm vốn đầu tư, tiến độ góp vốn và huy động vốn. Trong quá trình thực hiện dự án nếu nhà đầu tư không thực hiện được theo như thông tin đã ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì Nhà đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh thông tin theo đúng thực tế.
Tham khảo bài viết: Điều chỉnh vốn đầu tư, tiến độ góp vốn & giãn tiến độ góp vốn
1.3. Điều chỉnh mục tiêu dự án (Ngành nghề đầu tư)
Mục tiêu dự án đầu tư ghi nhận nội dung các ngành nghề đầu tư theo hệ thống mã CPC của thế giới. Khi nhà đầu tư muốn bổ sung/rút ngành nghề trên dự án đầu tư thì cần làm thủ tục điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư.
Ví dụ: Mục tiêu sản xuất máy móc công nghiệp (CPC 855);
1.4. Điều chỉnh quy mô dự án
Khi nhà đầu tư có nhu cầu tăng/giảm quy mô sản xuất cần làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Ví dụ: Quy mô sản xuất linh kiện điện tử từ 12.000.000 sản phẩm/năm điều chỉnh lên 20.000.000 sản phẩm/năm;
Tham khảo bài viết: Thủ tục điều chỉnh mục tiêu, quy mô của dự án đầu tư
Lưu ý:
- Nếu tăng quy mô dẫn đến tăng vốn thì nhà đầu từ phải làm thủ tục tăng vốn kèm với tăng quy mô;
- Dựa theo quy mô (sản phẩm, khối lượng,…) cần làm thủ tục về môi trường (Kế hoạch bảo vệ môi trường, DTM,…);
1.5. Điều chỉnh tên/địa điểm thực hiện dự án đầu tư
Địa điểm thực hiện dự án cần đáp ứng điều kiện về quyền cho thuê và chức năng cho thuê thì mới đáp ứng điều kiện để điều chỉnh.
Luật Thành Đô đã có những tư vấn, hướng dẫn nhà đầu tư tại bài viết Thủ tục điều chỉnh tên dự án đầu tư, tên và địa địa điểm thực hiện dự án trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư về quy trình, thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục điều chỉnh tên/địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
1.6. Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư; tiến độ thực hiện mục tiêu hoạt động
Nhà đầu tư phải thực hiện đúng theo tiến độ đã cam kết trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp thay đổi nhà đầu tư phải thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư và được sự chấp thuận của cơ quan đăng ký đầu tư. Nếu nhà đầu tư cố tình không thông báo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư.
1.7. Thay đổi mã số dự án đầu tư
Trường hợp nhà đầu tư tách giấy chứng nhận đầu tư (bao gồm thông tin về dự án và thông tin đăng ký kinh doanh) sang giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy đăng ký doanh nghiệp.
1.8. Thay đổi thời gian hoạt động của dự án
Khi thời gian hoạt động của dự án đầu tư gần hết thì nhà đầu tư làm thủ tục điều chỉnh để gia hạn thời hạn hoạt động của dự án.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
- Doanh nghiệp trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh nhà đầu tư theo quy định tại các Khoản 5 Điều 38 Nghị định 118/NĐ-CP;
- Dự án đầu tư không thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh nhà đầu tư theo quy định tại các khoản 3 và khoản 4 Điều 118/NĐ-CP;
Trên đây là các trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các trường hợp không bắt buộc. Luật Thành Đô hi vọng qua những thông tin chia sẻ trên, nhà đầu tư có thể nhận diện được doanh nghiệp của mình có nằm trong trường hợp phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không. Trong trường hợp cần tư vấn chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết.
Bình luận