Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC

Đầu tư theo Hợp đồng BCC là hình thức đầu tư tích hợp được nhiều tiềm năng và lợi thế kinh doanh của nhiều nhà đầu tư trong một dự án đầu tư. Khi một nhà đầu tư không đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện dự án (như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, chưa nguồn nhân lực thực hiện dự án,…), nhà đầu tư sẽ tìm đến phương án kêu gọi thêm một hoặc một số nhà đầu tư khác cùng thực hiện dự án, cùng nhau chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro (nếu có). Với mong muốn giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về hình thức đầu tư này, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC để Quý khách hàng tham khảo.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật đầu tư năm 2020;

- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;

- Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC

II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020 định nghĩa: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế”.

Căn cứ vào chủ thể hợp tác thực hiện hợp đồng, hợp đồng BCC được phân chia thành hai loại như sau:

(i) Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;

(ii) Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài.

III. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG BCC

Điều 28 Luật đầu tư 2020 quy định những nội dung chủ yếu của Hợp đồng BCC gồm:

(1) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

(2) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

(3) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

(4) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

(5) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

(6) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

(7) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các nhà đầu tư cần lưu ý thêm các nội dung sau:

- Các bên tham gia hợp đồng được quyền thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

- Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

IV. CÁCH THỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BCC

4.1. Đối với Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước

Hợp đồng BCC (hay còn gọi là hợp đồng hợp tác theo cách gọi của pháp luật dân sự) được quy định chi tiết từ Điều 504 đến Điều 512 của Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, các nhà đầu tư trong nước cùng nhua thỏa thuận bằng văn bản về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện một dự án, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Khi tham gia thực hiện giao dịch liên quan đến dự án, các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện, trừ trường hợp đã cử một người đại diện thay mặt thực hiện giao dịch.

Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung. Trường hợp không đủ thì phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác hoặc theo thỏa thuận của các bên, nhà đầu tư được rút khỏi hợp đồng hợp tác, nhận lại tài sản đã đóng góp và được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận.

Việc hợp tác sẽ chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

(i) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;

(ii) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

(iii) Mục đích hợp tác đã đạt được;

(iv) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

(v) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

4.2. Đối với hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam

- Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

(i) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

(ii) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

(iii) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm i nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Nếu không thuộc một trong các điều kiện nêu trên, nhà đầu tư thực hiện Hợp đồng BCC như những nhà đầu tư trong nước (đã nêu tại Mục 3.1 của bài viết).

- Trình tự thực hiện:

(i) Nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc Thủ tướng chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu thuộc trường hợp quy định tương ứng tại các Điều 34, 35 và 36 của Luật đầu tư năm 2020.

(ii) Nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 Luật đầu tư năm 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

V. THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỂ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BCC

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng BCC, để thuận tiện cho quá trình quản lý việc thực hiện Hợp đồng, pháp luật cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam.

5.1. Đặc điểm chung của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện Hợp đồng BCC

- Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.

- Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.

5.2. Thủ tục thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong Hợp đồng BCC

- Hồ sơ đăng ký thành lập:

(1) Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành gồm tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có) của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC; tên, địa chỉ văn phòng điều hành; nội dung, thời hạn, phạm vi hoạt động của văn phòng điều hành; họ, tên, nơi cư trú, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng điều hành;

(2) Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng điều hành;

(3) Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng điều hành;

(4) Bản sao hợp đồng BCC.

- Cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục: Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành

- Trình tự thực hiện:

(i) Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp một bộ hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.

(ii) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.

5.3. Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong Hợp đồng BCC

- Các trường hợp chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành: Khi nhận thấy hoạt động của văn phòng điều hành không hiệu quả hoặc không còn cần thiết, nhà đầu tư nước ngoài được quyền ban hành quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành.

- Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành gồm:

(1) Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành trong trường hợp văn phòng điều hành chấm dứt hoạt động trước thời hạn;

(2) Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;

(3) Danh sách người lao động và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

(4) Xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;

(5) Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội;

(6) Xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu;

(7) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành;

(8) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(9) Bản sao hợp đồng BCC.

- Trình tự thực hiện chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành gồm:

(i) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành, nhà đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành.

(ii) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành.

Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC để Quý khách hàng tham khảo. Nếu có bất cứ vướng mắc liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận

Itasseram

Itasseram - 09/20/2022 01:26:59

VIAGRA was administered to over 3700 patients aged 19 87 years during pre-marketing clinical trials worldwide cheap cialis no prescription World J Mens Health

rusaddy

rusaddy - 06/27/2022 18:29:38

Dysgnz [url=https://newfasttadalafil.com/]Cialis[/url] Zarinz buy cialis online with a prescription Zfnqei Standard Phosphodiesterase type inhibitors are contraindicated in patients who are taking organic nitrates. Amoxicillin Dose For 24 Lb Toddler Edival https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Dapmnq

Bình luận