Những điều cần biết về vốn điều lệ của doanh nghiệp năm 2020
- 07/02/2017
- Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
- 0 Nhận xét
Khi thành lập công ty các yếu tố mà người tham gia thành lập cần phải biết đó là: Tên công ty đặt như thế nào là đúng, hơp lệ; Địa chỉ công ty đặt ở đâu? Ngành nghề kinh doanh của công ty thuộc lĩnh vực nào; Ai là người đại diện theo pháp luật, người đó cần những tiêu chuẩn nào? Vốn điều lệ của công ty là gì? Và rất nhiều các thuật ngữ về doanh nghiệp cùng các vấn đề phát sinh khác…
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các Quý khách mới khởi nghiệp và những Doanh nhân đang là chủ các doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về Vốn điều lệ của doanh nghiệp. Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết Những điều cần biết về vốn điều lệ của doanh nghiệp để Quý khách hàng tham khảo.
1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp là gì?
Vốn điều lệ là số vốn do chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Như vậy vốn điều lệ là nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp do các thành viên đóng góp. Mức vốn điều lệ phụ thuộc vào yêu cầu của lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh, khả năng tài chính của các thành viên.
2. Thời hạn phải góp đủ vốn theo quy định
- Đối với công ty TNHH, Công ty cổ phần: Thời hạn góp vốn tối đa là 90 ngày kể từ ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với công ty Hợp danh: Là thời gian cam kết góp trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
3. Ý nghĩa của vốn điều lệ
- Là vốn đầu tư cho hoạt động của Doanh nghiệp;
- Là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác;
- Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
- Là những chính sách ưu đãi mà Nhà nước và chính quyền địa phương dành cho các Nhà đầu tư trong và ngoài nước khi triển khai thực hiện các Dự án đầu tư cụ thể tại mỗi địa bàn.
Có thể bạn quan tâm: 1. Tư vấn thủ tục thành lập công ty 2. Tư vấn thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh |
Khi lựa chọn mức vốn điệu lệ, ngoài việc chú ý đến các đặc thù vốn điều lệ của từng loại hình doanh nghiệp, các bạn cũng cần lưu ý những điểm như sau:
- Đối với những ngành nghề mà pháp luật yêu cầu có vốn pháp định (mức vốn tối thiểu Doanh nghiệp bắt buộc phải có tại thời điểm thực hiện việc đăng ký kinh doanh) thì mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định được quy định đối với ngành nghề kinh doanh đó;
- Mức vốn điều lệ là căn cứ để cơ quan quản lý thuế áp dụng bậc thuế môn bài hàng năm cho Doanh nghiệp.
4. Vốn điều lệ liên quan gì đến nghĩa vụ thuế và các khoản thuế phải đóng
Các mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng căn cứ vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký. Theo quy định tại Thông tư số 302/2016/TT-BTC áp dụng từ ngày 01/01/2017 có các mức thuế môn bài như sau:
Vốn điều lệ hoặc Vốn đầu tư |
Mức thuế môn bài cả năm |
Bậc |
Mã tiều mục |
Trên 10 tỷ |
3.000.000 VNĐ/năm |
1 |
2862 |
Từ 10 tỷ trở xuống |
2.000.000 VNĐ/năm |
2 |
2863 |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chúc kinh tế khác. |
1.000.000 VNĐ/năm |
3 |
2864 |
Trên đây là những tư vấn, phân tích của Luật Thành Đô về Vốn điều lệ của doanh nghiệp. Hy vọng rằng với những kiến thức chúng tôi đã cung cấp ở trên sẽ giúp cho Quý khách hàng có được nền tảng cơ bản nhất để lựa chọn mức vốn kinh doanh phù hợp với nhu cầu và hoạt động kinh doanh của mình. Nếu Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này thì có thể liên hệ trực tiếp với Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp một cách chi tiết nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN Hotline: 0919 089 888 Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn Website: www.luatthanhdo.com.vn |
Bình luận