Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

Dịch vụ xuất khẩu lao động là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Trước khi kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động, Quý khách hàng phải thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đồng thời phải có Giấy phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động. Dựa trên kinh nghiệm gần 10 năm tư vấn và hỗ trợ cũng như cung cấp dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu lao động trên toàn quốc, Luật Thành Đô xin gửi những tư vấn về thủ tục xin giấy phép xuất khẩu lao động tới Quý khách hàng thông qua bài viết Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động và xin Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động mới nhất năm 2022.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13;

2. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13;

3. Luật việc làm số 38/2013/QH13;

4. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11.

5. Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

7. Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

8. Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

9. Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

7. Thông tư số 17/2007/TT- BLĐTBXH-NHNNVN hướng dẫn việc ký quỹ tại ngân hàng thương mại;

8. Các văn bản khác có liên quan.

II. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ XIN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

2.1. Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

2.1.1. Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động

Theo quy định tại điều 3 Nghị định số 126/2007/NĐ-CP, để kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động, doanh nghiệp phải có vốn pháp định là 5.000.000.000 VNĐ (Năm tỷ đồng). Do vậy, khi thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của doanh nghiệp tối thiểu phải bằng 5.000.000.000 VNĐ (Năm tỷ đồng). Trên thực tế trong hoạt động xin giấy phép xuất khẩu lao động hiện nay, doanh nghiệp khi xin giấy phép này thông thường có vốn trên 05 tỷ đồng để phù hợp với quy mô hoạt động cũng như các hoạt động đầu tư kinh doanh khác của công ty. Đây cũng chính là lưu ý đối với các doanh nghiệp khi thành lập mới doanh nghiệp hoặc đã có doanh nghiệp và bắt đầu bước chân vào thị trường xuất khẩu lao động.

Bên cạnh đó cũng có một điểm đáng lưu ý và cũng là câu hỏi mà Luật Thành Đô nhận được rất nhiều trong quá trình hoạt động tư vấn xuất khẩu lao động đó là Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được phép hoạt động xuất khẩu hay không? Theo quy định tại điều 2 Nghị định số 126/2007/NĐ-CP, chỉ có doanh nghiệp 100% vốn góp của các cá nhân, tổ chức Việt Nam mới được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động. Luật Thành Đô cũng đã có bài viết tư vấn và phân tích chi tiết về vấn đề này, Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết:

Doanh nghiệp có vốn nước ngoài được cấp giấy phép xuất khẩu lao động?

2.1.2. Trình tự thành lập công ty xuất khẩu lao động

Sau khi đã đáp ứng điều kiện cơ bản mà Luật sư của Luật Thành Đô đã phân tích trên đây, Quý khách hàng có thể tham khảo quy trình thành lập công ty xuất khẩu lao động như sau:

Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động. Theo điều 23 Luật doanh nghiệp 2014, hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động gồm những tài liệu sau:

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);

(2) Điều lệ công ty;

(3) Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần (Theo mẫu tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);

(4) Danh sách thành viên công ty đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên (Theo mẫu tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);

(5) CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu nếu cổ đông/thành viên/chủ sở hữu là cá nhân hoặc Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức nếu cổ đông/thành viên/chủ sở hữu là tổ chức;

(6) Văn bản ủy quyền cho người đi thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là đại diện theo pháp luật;

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính.

Số lượng hồ sơ theo quy định hiện nay chỉ là 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ đã liệt kê tại bước 1. Tuy nhiên quý khách hàng nên in tối thiểu là 02 bộ để có thể lưu trữ tại cơ quan, văn phòng để đối chiếu trong quá trình hoạt động.

Thời gian thực hiện thủ tục hành chính này là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu lao động

Cần lưu ý rằng, để công ty có thể hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, Công ty phải đăng ký kinh doanh các ngành nghề sau:

STT

Tên ngành nghề

Mã ngành

  1.  

Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm

7810

  1.  

Cung ứng lao động tạm thời

7820

  1.  

Cung ứng và quản lý nguồn lao động

Chi tiết:

- Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước

- Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài

7830

2.2. Thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động

2.2.1. Điều kiện xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

Để có thể xin cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hay còn gọi là hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động, Quý khách hàng cần phải đáp ứng các điều kiện tiên quyết như sau:

- Có đề án hoạt động xuất khẩu lao động;

- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đưa người lao động đi xuất khẩu lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động xuất khẩu lao động phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi xuất khẩu lao động;

- Người lãnh đạo điều hành hoạt động xuất khẩu lao động phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế; (Điều 9 luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006)

- Có tiền ký quỹ 1.000.000.000 VNĐ (Một tỷ đồng) tại ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. (Điều 5 Nghị định 126/2007/NĐ-CP)

Ngoài ra, Quý khách hàng có thể tham khảo thêm tư vấn và phân tích chi tiết của Luật Thành Đô về các điều kiện khác khi xin giấy phép xuất khẩu lao động để hiểu rõ hơn các điều kiện cụ thể khi xin giấy phép xuất khẩu lao động, chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân sự đáp ứng quy định của pháp luật hiện nay.

Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

2.2.2. Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

Sau khi đã đáp ứng các điều kiện nêu trên, quý khách hàng chuẩn bị và tiến hành các bước như sau để thực hiện xin giấy phép.

Bước 1: Soạn hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động. Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động bao gồm những tài liệu sau:

(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu lao động (theo mẫu);

(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

(3) Tài liệu chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng;

(4) Tài liệu xác nhận ký quỹ 1.000.000.000VNĐ (Một tỷ đồng) của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

(5) Đề án kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động;

(6) Sơ yếu lý lịch của lãnh đạo điều hành hoạt động xuất khẩu lao động;

(7) Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động xuất khẩu lao động)  hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi xuất khẩu lao động và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi xuất khẩu lao động;

(8) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động xuất khẩu lao động. Bao gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Địa chỉ: 41B Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo quy định hiện nay là 30 ngày làm việc từ ngày Cục quản lý lao động ngoài nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trên thực tế, quá trình này có thể mất khoảng 4 – 6 tháng tuỳ thuộc vào từng địa bàn cụ thể cũng như tình hình chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như nhân sự của doanh nghiệp từng thời kỳ.

Lệ phí nhà nước của thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu lao động là 5.000.000 đồng.

III. DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Trong gần 10 năm tư vấn và đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động từ khi thành lập cho tới khi chính thức có giấy phép đi vào hoạt động, Luật Thành Đô tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu lao động trên toàn quốc với gần 100 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép. Quý khách hàng nếu có bất kỳ thắc mắc cần tư vấn thêm về hoạt động xin giấy phép xuất khẩu lao động cũng như tư vấn hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động có thể tham khảo thêm các bài viết của Luật Thành Đô tại thư mục Tư vấn giấy phép hoặc có thể liên hệ theo thông tin liên hệ dưới đây để được tư vấn và giải đáp miễn phí các thắc mắc của Quý khách hàng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận