Nhân viên nghiệp vụ chuyên trách xuất khẩu lao động khác gì với các nhân viên khác?

NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ CHUYÊN TRÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG KHÁC GÌ VỚI CÁC NHÂN VIÊN KHÁC?

Nhân viên nghiệp vụ chuyên trách xuất khẩu lao động là những cán bộ chịu trách nhiệm trực tiếp trong các hoạt động phục vụ cho dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là hoạt động đặc thù, là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh ngành nghề này phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật và phải có Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Do đó, nhân viên nghiệp vụ chuyên trách xuất khẩu lao động cần đáp ứng các điều kiện khắt khe hơn so với các nhân viên bình thường khác, cụ thể sẽ được Luật Thành Đô làm rõ qua bài viết dưới đây.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH 11;

- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14;

- Nghị định 38/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

II. NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ CHUYÊN TRÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG KHÁC GÌ VỚI CÁC NHÂN VIÊN KHÁC?

2.1 Về điều kiện xin cấp phép của nhân viên nghiệp vụ chuyên trách xuất khẩu lao động

Bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài gồm bộ phận đào tạo và bộ phận quản lý học viên và các phòng nghiệp vụ thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với nhiệm vụ khai thác thị trường ngoài nước, tuyển chọn lao động, quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ lao động về nước, tài chính;

Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cần thiết và các phòng nghiệp vụ phải đảm bảo số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhân viên nghiệp vụ này phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn với doanh nghiệp dịch vụ;

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án hình sự của toà án, không trong thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc;

- Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên;

- Nhân viên nghiệp vụ khai thác thị trường ngoài nước, tuyển chọn lao động, quản lý lao động làm việc ở nước ngoài và bồi dưỡng kiến thức cần thiết phải tốt nghiệp một trong các chuyên ngành luật, kinh tế/quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2.2. Về hồ sơ nhân sự của nhân viên nghiệp vụ xin giấy phép xuất khẩu lao động

Hồ sơ nhân sự của nhân viên nghiệp vụ xin giấy phép xuất khẩu lao động bao gồm các tài liệu sau:

- Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học;

- Bản sao chứng thực Hợp đồng lao động (nếu có)

- Bản sao có chứng thực Hồ sơ xác nhận tối thiểu 3 năm kinh nghiệm hoạt động XKLĐ (quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy xác nhận kinh nghiệm)

- Bản gốc Phiếu lý lịch tư pháp số 2 .

- Bản sao có chứng thực CMND;

- Bản sao có chứng thực Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

Website: www.luatthanhdo.com.vn

Bình luận