Thủ tục cấp lại giấy phép lao động
- 12/11/2020
- Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
- 0 Nhận xét
Việt Nam đang trong xu thế hội nhập và phát triển nên ngày càng có nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Vì thế, ngày càng có nhiều lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Giấy phép lao động là một trong những điều kiện cơ bản và quan trọng nhất để người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam một cách hợp pháp. Nhà nước cũng đã có những hướng dẫn chi tiết để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nước ngoài làm các thủ tục pháp lý cần thiết để được làm việc tại Việt Nam.
Trong quá trình làm việc tại Việt Nam, Giấy phép lao động của người nước ngoài có thể cần thay đổi nội dung trong giấy phép cần cấp đổi lại. Bộ luật lao động Việt Nam và các văn bản pháp lý đi kèm đã có các quy định cụ thể về vấn đề này. Theo đó, không có cấp đổi giấy phép lao động mà chỉ có thủ tục cấp lại giấy phép lao động,
Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong nhiều lĩnh vực đặc biệt trong lĩnh vực Giấy phép lao động. Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết về: “Thủ tục cấp lại giấy phép lao động”.
I. Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2019;
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Văn bản pháp luật có liên quan.
II. Thủ tục cấp lại Giấy phép lao động
2.1. Điều kiện để người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động:
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tình nguyện viên;
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các trường hợp được cấp lại Giấy phép lao động:
Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động với người lao động nước ngoài tại Việt Nam
Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động với người lao động nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
- Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
3. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động với người lao động nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
(2) 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
(3) Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp: Trường hợp giấy phép lao động bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.
(4) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
(5) Giấy tờ quy định tại khoản 3 và 4 Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
- Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Trên đây là những tư vấn về thủ tục xin cấp lại Giấy phép lao động của Luật Thành Đô. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan, quý khách vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được tư vấn cụ thể.
Bài viết cùng chủ đề:
Thủ tục xin cấp giấy phép lao động
Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Đến với Luật Thành Đô, Quý khách sẽ được hướng dẫn chi tiết các thủ tục liên quan đến hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lao động. Luật Thành Đô sẽ cam kết thực hiện đúng với thời gian quy định và trả lại kết quả cho khách là Giấy phép lao động được cấp lại.
THÔNG TIN LIÊN HỆ Giám đốc - Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN Hotline: 0919 089 888 Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa tháp Ngôi sao, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn Website: www.luatthanhdo.com.vn |
Bình luận